Cách Ngâm & Ủ Giống
Có
những loại hạt giống khá nhỏ như mè, xà lách xoong, cải ngọt… chúng ta
không thể ngâm, ủ trước khi gieo được, vì khi ngâm vào nước, hạt sẽ bị
vón lại chúng ta rất khó trong việc rãi đều hạt.
Ngoài
ra các loại hạt lớn, có vỏ dày chúng ta nên tiến hành ngâm ủ. Quá trình
ngâm này được ví như quá trình "đánh thức hạt giống” vì: tất cả các
loại hạt giống đều trong quá trình ngủ, khi chúng ta cung cấp một lượng
nước hợp lý, đủ nhu cầu của từng loại giống, lúc đó hạt giống bắt đầu
thức giấc, chuẩn bị cho hàng loạt các phản ứng hoá, sinh diễn ra bên
trong tế bào của hạt. Trong quá trình "thức giấc” này hạt giống cần cung
cấp một lượng nước và oxy đủ để thực hiện quá trình hô hấp, phân giải,
chuyển đổi các chất dinh dưỡng được dự trữ trong hạt thành các chất cần
thiết cho sự cấu thành của mầm mới.
Loại nước dùng để ngâm hạt phù hợp nhất ở nhiệt độ khoảng 55oc (2 nóng – 3 lạnh), thời gian ngâm tuỳ thuộc vào từng loại hạt giống (xem bảng thời gian ngâm hạt bên dưới).
Sau
khi ngâm hạt giống xong, chúng ta tiến hành tháo nước khỏi hạt giống và
làm cho ráo nước. Dùng khăn lông gói hạt giống lại và ủ nơi thoáng mát
(xem bảng thời gian ủ hạt bên dưới). Hạt giống sau khi được ngâm ủ sẽ có
hiện tượng nứt nẽ và nẩy chồi, lúc này chúng ta sẽ tiến hành gieo hạt.
Lý
do cho việc cần phải ủ hạt giống là làm cho hạt giống nẩy mầm đều, đồng
loạt, tránh trường hợp gieo hạt vào khay khi thu hoạch rồi má có hạt
mới nẩy mầm

Cách Chọn Giống Rau Mầm
Hạt giống rau mầm có rất nhiều loại khác nhau như: cải củ, cải ngọt, cà rốt,
rau dền, rau muống, hoa hướng dương ….. Tuy nhiên chúng ta phải chọn
mua những loại giống đúng chỉ sử dụng cho rau mầm và mua nơi có uy tín
và thương hiệu rõ ràng. Việc chọn giống không rõ nguồn gốc, hàng trôi
dạt không bao bì, giá rẻ nhưng loại giống này thường được ngâm thuốc bảo
quản và có rất nhiều mầm bệnh.
Vì rau
mầm có thời gian thu hoạch quá ngắn, khoảng 5 ngày, nên loại giống được
ngâm thuốc bảo quản kém chất lượng sẽ dẫn đến những điều đáng tiếc về
sản phẩm rau mầm khi thu hoạch.
Khay & Giá Thể Trồng Rau Mầm
Khay trồng:
Chúng
ta có thể sử dụng bất cứ khay nhựa, rổ nhựa hay ngay cả thùng xốp để
làm khay trồng rau mầm, nhưng tất cả các loại khay này phải có lỗ thoát
nước và tốt nhất nên chọn loại có chiều cao tối đa 7 – 9cm.
Thông thường chúng tôi chọn thùng xốp loại đựng trái cây (nho) có kích thước 35cm x 55cm.
Giá thể:
Giá
thể rau mầm được làm từ 100% nguyên liệu là mụn dừa, loại mùn dừa này
đã được qua xử lý (lấy đi chất chát trong mụn dừa đó là Tanin &
Lignin).
Giá
thể trồng rau mầm không cần bổ sung phân bón vì trong khoảng thời gian
này mầm lấy chất dinh dưỡng được dự trữ trong hạt để cung cấp cho quá
trình phát triển cây mầm là chính, việc bổ sung phân bón hoặc dung dịch
thuỷ canh là hoàn toàn không đúng. Hiện tại chúng tôi đang có cung cấp
giá thể để trồng rau mầm
Dùng
giá thể trãi đều một lớp mõng khoảng 3cm, sau đó dùng tay phả đều, dùng
khăn giấy trãi 1 lớp trên bề mặt giá thể và bắt đầu gieo hạt. lưu ý
gieo hạt đều, tránh trường hợp hạt chồng lên nhau.
Sau khi gieo hạt xong, dùng bình xịt nước tưới ẩm và dùng tấm carton đậy lại và đem vào nơi thoáng, mát, ít ánh sang để.
Chăm Sóc Rau Mầm
Sau
khi đã hoàn tất việc gieo hạt, chúng ta đậy kín khay và đưa vào khu vực
ít ánh sáng nhưng thoáng mát, có thể dùng tấm nilon hoặc carton để đậy,
mỗi ngày chúng ta vẫn phun tưới 1 lần vào buổi sáng.

Khi
được 2 đến 3 ngày (tuỳ loại hạt), lúc này mầm đã lên được 2 lóng tay
- 3cm, chúng ta nên mở tấm carton ra để cây có ánh sáng và có nhiều
không khí hơn để quan hợp. trong giai đoạn này ta nên phun tưới ngày 2
lần vào sáng và trưa, không nên phun tưới vào chiều tối, làm tăng độ ẩm,
cây rất dễ dàng bị thối, mốc rễ. Đối với 1 số loại mầm có hạt nhỏ như
như sà lách xoong, cải ngọt…ta nên tưới 1 lần/ngày vào buổi sáng hoặc
trưa.
Khi
cây đạt được chiều cao từ 10 – 12cm, khoảng 4 – 5 ngày, ta nên đem khay
ra khu vực nhiều ánh sáng khoảng 24h (nhiều ánh sáng chứ không phải
nhiều ánh nắng), lúc này lá cây sẽ chuyển sang màu xanh rất nhanh, thân
cây lớn hơn đó là lúc chúng ta tiến hành thu hoạch.
Lưu
ý: để đảm bảo vệ sinh và rau hoàn toàn sạch, chúng ta nên để khay mầm
vào nơi thoáng mát, sạch sẽ và phải thường xuyên vệ sinh khu vực để
khay. Nước tưới cũng là 1 yếu tố hết sức quan trọng, tuyệt đối không sử
dụng nước kênh, rạch, ao hồ, nước nhiễm phèn hoặc ô nhiễm để tưới rau.
Thu Hoạch Và Bảo Quản rau
Khi
thu hoạch, chúng ta dùng dao lam, dao rọc giấy hoặc kéo bén để cắt. Thật nhẹ
nhàng vẫy những vỏ hạt còn bám lại trên thân mầm, xếp từng nhóm rau vào rỗ, gọn
gàng, sau đó cho vào hộp nhựa có lỗ thông hơi, phía dưới gốc mầm có lót 1 lớp
khăn giấy, cất vào ngăn mát của tủ lạnh – không được rửa.
Lưu ý: nếu chúng ta muốn lưu trữ
rau trong tủ khoảng 3 ngày trở lên, trước khi thu hoạch 1 ngày không nên tưới
nước, nếu thu hoạch ăn liền chúng ta vẫn tưới bình thường.
Lưu ý: nếu chúng ta muốn lưu trữ
rau trong tủ khoảng 3 ngày trở lên, trước khi thu hoạch 1 ngày không nên tưới
nước, nếu thu hoạch ăn liền chúng ta vẫn tưới bình thường.
Sau
khi thu hoạch xong, chúng ta đảo đều lớp giá thể và gốc mầm lên, loại bỏ gốc
mầm, đem giá thể này ra ngoài trời nắng phơi khoảng 2 – 3 nắng, sau đó có thể
trộn với giá thể mới để tiếp tục tái sử dụng.
Bệnh & Cách Điều Trị
Do
rau mầm được trồng trong điều kiện nhiệt độ > 28 0C và ẩm độ > 80
%, đặt nơi ánh sáng dịu không bị ánh nắng rọi trực tiếp. Với điều kiện
ẩm độ cao và ít ánh sáng là một trong những điều kiện tốt cho nấm bệnh
phát triển, chủ yếu là các nấm có nguồn gốc trong đất gây hại.
1. Các bệnh thường xuất hiện trên rau mầm như:
-
Thối rễ: Bệnh
này gây thối toàn bộ hệ thống rễ hoặc các rễ chính… Triệu chứng biểu
hiện trên mặt đất là các hiện tượng héo lá và rụng xuống, khi bị bệnh
nặng gây chết toàn cây.
-
Thối
thân, lỡ cổ rễ: Điển hình của những loại bệnh này là gây thối phần gốc
thân sát mặt đất. Khi gốc thối dẫn đến hiện tượng héo vàng, rụng lá và
chết toàn cây. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm.
-
Lỡ
cổ rễ và chết rạp cây con: Một số loại nấm có thể xâm nhiễm vào hạt và
cây con trong suốt thời gian nảy mầm của cây. Điều kiện thích hợp cho
hạt nảy mầm cũng là điều kiện thích hợp cho nấm phát triển và gây bệnh
như nơi râm mát, khô hay đất ẩm, bề mặt đất mặt chặt là những điều kiện
cho nấm gây hại nặng.
-
Thối nhũn: Do vi khuẩn:
Erwinia
carotovora mô bệnh có mùi hôi khó chịu, phần lá của cây bị héo rũ, cụp
xuống để lộ rõ gốc và thối nhanh chóng. Trên mô bệnh và thân cây dính
dịch vi khuẩn màu vàng xám.
2. Biện pháp hạn chế sự phát triển bệnh:
-
Khay trồng sau thu hoạch phải vệ sinh sạch sẽ, phơi nắng để diệt mầm bệnh..
-
Mua
hạt giống chuyên dùng trồng rau mầm của các công ty có uy tín (không có
thuốc bảo quản). Trong qúa trình ngâm ủ hạt giống nên sử dụng nước ấm
(54 0C), loại bỏ các hạt lép, tạo chất và sạch bệnh..
-
Nước
dùng để phun cho rau mầm phải là nước sạch, nước qua xử lý. Không sử
dụng nguồn nước kênh mương, nguồn nước có nguy cơ nhiễm khuẩn. Điều
chỉnh ánh sáng, lượng nước tưới để tạo ẩm độ thích hợp.
-
Giá
thể trồng rau mầm phải là loại đất trồng sạch, không chứa các thành
phần hóa học có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Giá thể không nên trồng
nhiều lần. Sau mỗi lần trồng có thể tái sử dụng bằng cách xới lên, nhặt
hết rễ còn sót, đem phơi nắng.
-
Khi
phát hiện rau mầm có phát sinh bệnh, không được dùng thuốc bảo vệ thực
vật. Biện pháp xử lý duy nhất là hạn chế tưới nước, dùng muỗng vét các
chỗ bị bệnh ra khỏi khay, loại bỏ hoàn toàn những khay bị bệnh ra khỏi
khu vực sản xuất để tránh lây lan.