7:03 AM , 20

  Kỹ Thuật Trồng

Trang nhất » Kỹ Thuật Trồng » Ngô (bắp)

Kỹ thuật canh tác bắp (p2)

11:39 AM, 2012-10-22

 

7. Phân bón

 

 

            7.1. Lượng phân: Phân chuồng: 10-20 tấn/ha, phân hóa học từ 100-180 kgN = 90-120 kg P2O5 = 40-60 kg K2O/ha (vùng ĐBSCL). Ở đất kém màu mỡ cần bón nhiều phân hơn.

 

 

 

             7.2. Cách bón: 

 

 

            - Phân chuồng, P (vì tác dụng chậm và K được bón lót và rãi đều ttrên đất trước khi gieo.

 

-          Phân N: bón N thay đổi theo thời vụ trồng.

 

 

 

* Vụ Hè – Thu: bón lần 1 (1/3N) vào lúc gieo hột; lần 2 (1/3N) bón thúc lúc 30 ngày sau khi gieo và lần 3 (1/3N) thúc vào 50 ngày sau khi gieo (lúc trổ). Lượng N cung cấp trong giai đoạn sau giúp kéo dài tuổi thọ lá, kéo dài thời gian tạo hột và làm đầy hột.

 

* Vụ Đông – Xuân: Bón 2 lần. Khi gieo hột (lót ½ N) và bón thúc giữa hàng khi cây bắp được 5-9 lá (15-30 ngày sau khi gieo) để kích thích sự phát triển của mầm hoa.

 

 

 

8. Chăm sóc:

 

           

 

Tỉa dặm: 4-6 ngày sau khi gieo phải gieo dặm những nơi mọc thiếu. Sau đó nhổ bỏ những cây mọc yếu, chưa đúng số cây/hốc đã định khi cây được 3-4 lá (12-15 ngày sau khi gieo).

 

           

 

Diệt cỏ: làm cỏ bằng tay kết hợp vun gốc với diệt cỏ. Có thể dùng hóa chất diệt cỏ như Atrazine (tiền nẩy mầm, 3kg ai/ha); 2-4D (0,5-2 kg ai/ha); Basta (hậu nẩy mầm , 2,5-3 lít). Khi dùng thuốc diệt cỏ có thể pha thêm 7-8% (NH4)2SO4 hoặc 10% KCl sẽ làm tăng hiệu quả.

 

            Tưới tiêu: bắp cần nhiều nước trong giai đoạn nẩy mầm và trổ bông (10 ngày trước khi trổ đến 20 ngày sau khi trổ). Ẩm độ đất luôn đảm bảo ở 80%. Trong mùa nắng, cần tưới theo rảnh hoặc tưới ngập cách 4-7 ngày/lần khi bắp trổ.

 

 

 

9. Sâu bệnh trên bắp

 

9.1. Côn trùng phá hại

 

9.1.1.  Những loại sống dưới đất:

 

 

            Chỉ ngừa bằng cách sửa soạn đất kỷ lưỡng, vệ sinh đồng ruộng và khử đất bằng các loại thuốc hột hay bột.

 

-          Sùng trắng: cắn phá rễ và làm cây kiệt sức.

 

-          Sùng bửa củi: Thường cắn phá hột  mới gieo và rễ. Sau đó, đục khoét phần gốc thân làm cây chết. Phá hoại trong cây con (<40cm).

 

 

 

9.1.2. Loại sống trên không: 

 

 

            Thường cắn phá thân, lá, cờ và trái. Dùng thuốc trừ sâu xịt hoặc thuốc hạt rắc lên đọt cây từ 3-5 hạt/cây (Furadan, Basudin). Các loại phá hoại gồm có: sâu ăn tạp, sâu đục thân, sâu đục trái, Rầy mềm.

 

 

 

9.1.3. Bệnh

 

 

-          Bệnh đốm lá: lá bắp bị đốm hính mắt én dài 0,5-0,8 cm hoặc các đốm hình bầu dục nhỏ hay lá bị cháy thành vệt dài từ 5-8cm. Bệnh làm cây phát triển kém, giảm năng suất. Trị bệnh bằng Maneb, Zineb hay Copper-zinc,...

 

-          Bệnh đốm vằn: bẹ lá bị nấm bệnh tấn công thành những vết loang màu hồng lợt đến xám nâu, sau đó thân bi cháy nâu đen, cây héo, gãy ngang và chết. Ở trái, hột bị thối. Trị bằng kitazin, Anvil, Rovral (2-3%), xịt 3-7 ngày/lần lúc vừa phát hiện bệnh 9trong 2-3 lần).

 

-          Bệnh rĩ: trên phiến lá có những u nhỏ màu vàng sau đó có màu nâu sậm như rĩ sét. Trị bằng Zineb, Maneb, CuO, Copper-zinc.

 

 

 

10. Thu hoạch và tồn trữ

 

10.1. Thu hoạch:

 

 

            Khi vỏ trái từ xanh chuyển sang vàng, râu băp khô đen, thân là vàng và khô dần. Khi đó ẩm độ hột sẽ giảm còn 35-405 (ngoại trừ bắp ngọt). Trái được cột phơi ở 1 giàn gỗ hoặc phơi trên sân trong 2-3 ngày đến khi ẩm độ còn 15-17% mới lãy hột.Hột sau khi lãy tiếp tục phới hay sấy đến khi ẩm độ hột còn 12-14% mới được tồn trữ. Trong mùa nắng phoi từ 2-3 ngày nắng, trong mùa mưa ẩm chỉ sấy khô mới có thể bảo quản được.

 

 

 

10.2. Tồn trữ:

 

 

            Trong điều kiện giữ giống ít, có thể tồn trữ nguyên trái nhưng trái phải có độ ẩm < 15%. Hột giống cũng thường được trộn với các loại thuốc sát trùng như Basudin –10H hay Furadan – 3H để ngừa mọt phá hại.

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 1.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0