3:12 PM , 24

  Kỹ Thuật Trồng

Trang nhất » Kỹ Thuật Trồng » Cây Công Nghiệp

Kỹ thuật trồng cây chè

11:56 AM, 2013-05-12
Chè là cây dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30-40 năm, vì vậy việc chọn giống chè tốt, phù hợp và áp dụng đúng kỹ thuật trồng sẽ cho hiệu quả cao.

I. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CHÈ

 1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây chè

  Cây chè là cây lâu năm có 2 chu kỳ phát triển

 1.1 Chu kỳ phát triển lớn: Bao gồm suốt cả đời sống cây chè từ khi hoa chè thụ phấn trên cây mẹ hình thành hạt và cây con cho đến khi cây già cỗi và chết.

 1.2. Chu kỳ nhỏ: Bao gồm hai quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực xảy ra trong 1 năm. Các mầm dinh dưỡng phát triển thành búp, lá non tạo nên các đợt sinh trưởng, các mầm sinh thực phát triển thành nụ, hoa, quả chè.

 1.3. Những đặc điểm của chu kỳ phát triển lớn:

 Chu kỳ phát triển lớn qua 5 giai đoạn

 1.3.1 Giai đoạn phôi thai: Kể từ lúc hoa chè thụ phấn đến khi hạt chín trên cây mẹ hoặc từ khi mầm chè được phân hoá đến lúc tạo thành một cành giâm. Đây là giai đoạn đầu tiên của cây chè, chủ yếu nằm ở vườn chè giống lấy hạt hoặc lấy cành.

 1.3.2 Giai đoạn cây chè con: Kể từ khi gieo hạt (hoặc giâm cành), đến khi cây ra hoa lần đầu tiên.

 1.3.3 Giai đoạn cây non: Bắt đầu từ khi ra hoa đầu tiên đến khi cây sinh trưởng đầy đủ và định hình 3 - 4 năm.

 1.3.4 Giai đoạn cây lớn (trưởng thành): Từ khi cây chè bắt đầu bước vào kinh doanh đến khi biểu hiện tạo tán mới (chè suy thoái)

 1.3.5 Giai đoạn già cỗi: Bắt đầu từ khi có chồi mọc vượt từ gốc đến khi chè già cỗi chết.

 1.4. Những đặc điểm của chu kỳ phát triển nhỏ (hàng năm)

 1.4.1 Sinh trưởng búp: Tuân theo quy luật như sơ đồsau:

  Chồi lá phình lên → Mọc lá vảy ốc → Mọc lá cá → Mọc lá thật → Búp mù ngủ, nghỉ sau 1 thời gian lại tái diễn như trên.

 1.4.2 Sinh trưởng cành:

  + Khi cây còn nhỏ: Phân cành theo kiểu phân đơn, có thân chính rõ
  + Khi cây lớn: Kiểu phân cành hợp trục, thân chính không rõ, chồi chè lớn lên, hái búp liên tục thì phân nhánh theo kiểu hợp trục nhiều ngả.

 1.4.3 Sinh trưởng bộ rễ: Bộ rễ chè gồm có rễ dẫn và rễ hút

  Sự phát triển của bộ rễ chè và thân lá chè có hiện tượng xen kẽ nhau

 1.4.4 Sinh trưởng sinh thực: (Sơ đồ)

  Mầm sinh thực phình lên thành nụ→ Nở hoa → Thụ phấn → Kết quả

 2. Yêu cầu đất trồng chè

  - Đất có tầng canh tác > 80 cm, kết cấu tơi xốp
  - Mạch nước ngầm ở sâu dưới mặt đất > 100 cm 
  - Độ pHkcl từ 4,0 - 6,0, hàm lượng mùn tổng số > 2,0 %
  - Độ dốc bình quân < 25 0.

 3. Yêu cầu khí hậu đối với cây chè:

   Cây chè yêu cầu các yếu tố khí hậu bình quân hàng năm như sau: Nhiệt độ không khí 18 – 23 0C, độ ẩm không khí > 80 %, lượng mưa > 1200 m.

 4. Thiết kế đồi chè

 4.1. Thiết kế đồi chè: Gồm khu chè, đồi chè, lô chè, hàng chè

 4.1.1 Khu chè: Gồm nhiều đồi chè nằm gần nhau, qui mô từ 10 - 25 ha

 4.1.2 Đồi chè: Gồm một đồi độc lập, hay một phần quả đồi, diện tích khoảng vài ha.

 4.1.3 Lô chè: Diện tích 0,5 - 1,0 ha , gồm nhiều hàng chè được phân ra bằng các đường đi nhỏ để tiện chăm sóc và thu hái. Chiều rộng lô gồm 20 - 100 hàng chè, chiều dài lô khoảng 50 - 200 m

 4.1.4 Hàng chè: Gồm nhiều cây chè trồng liền nhau thiết kế theo đường thẳng hay đường đồng mức.

  Dưới 5 – 6 0 hàng chè thẳng, các hàng xép đưa ra rìa lô.
  Từ 6 - 15 0 hàng chè trồng theo đường bình độ, các hàng xép xen kẽ đều.
  Từ 15 - 25 0 trồng bậc thang hẹp 1 hàng chè theo đường bình độ, hàng xép để xen kẽ đều.

 4.2. Thiết kế hệ thống đường:

  Thiết kế hệ thống đường, đồi chè sử dụng thước chữ A và máy ngắm, trên mép đường có trồng cây bóng mát.

  Gồm 4 loại đường sau:

 4.2.1 Đường trục: Nối các khu chè với nhau, mặt đường rộng 5 - 6 m, 2 mép ngoài trồng cây, có hệ thống rãnh thoát nước 2 bên.

 4.2.2 Đường liên đồi: Nối liền các đồi chè: mặt đường 4 - 5 m

 4.2.3 Đường lên đồi: Nối từ đường liên đồi với từng đồi có vòng quay xe ở ngã ba, mép ngoài trồng cây thưa.

 4.2.4 Đường vành đai: Đường bình độ khép kín, mặt đường rộng 3 m, nghiêng vào trong 6 - 70, mép ngoài trồng cây thưa.

 4.2.5 Đường lô: Cắt ngang (đồi phẳng) hay cắt chéo hàng chè (đồi dốc) cách nhau 150 - 200 m, mặt đường rộng 3 - 4 m, không có rãnh thoát nước.

 4.2.6 Đường chăm sóc: Trong lô chè, cách nhau 50 - 70 m, cắt ngang hay chéo hàng chè, mặt đường rộng: 1,2 - 1,3 m, độ dốc mặt đường: 10 - 110 , theo mặt đất tự nhiên, không có rãnh thoát nước. 

 4.3. Thiết kế các công trình khác

 4.3.1 Hệ thống rãnh thoát nước: Rãnh ngăn không cho nước phía ngoài tràn vào khu chè gồm:

  - Rãnh theo sườn đồi: Thiết kế ở chỗ hợp thuỷ, từ trên xuống chân đồi, thoát nước chống xói mòn.
  - Rãnh ngang sườn đồi: Đưa nước dồn vào rãnh sườn đồi
  - Rãnh cách ly: Trên cùng hay dưới chân đồi

 4.3.2 Đai rừng chắn gió(vùng khô hanh, gió bão cần có đai rừng)

  - Đai rừng chính vuông góc hay xiên 300 so với hướng gió chính, khoảng cách các đai: 150 - 200 m.
  - Đai rừng phụ vuông góc với đai rừng chính cách nhau 300 - 400 m chiều rộng đai từ 5 - 10 m trồng các loại cây rừng, cây cách cây: 1,5 x 1,5 m.

 4.3.3 Bể chứa nước

  2- 3 ha xây 1 bể chứa nước, thể tích 1 m3 nước/ha

 4.3.4 Hố ủ phân

  2 - 3 ha  có 1 hố ủ phân hữu cơ cho chè

 5. Thiết kế thi công

  Thời vụ: Tháng 11 - 12 để trồng chè vào năm sau.
  Yêu cầu: Đất phải sạch cỏ, gốc cây, đá, san ủi bằng phẳng, đất được cày, hay cuốc lật toàn bộ 1 lần, sau đó rạch hàng sâu 40 - 45 cm, rộng 60 cm, Trồng cây phân xanh cải tạo đất. 

 6. Kỹ thuật phục hồi đất trồng chè

 6.1. Làm đất đúng kỹ thuật (như mục 4)

 6.1.1 Làm đất: Đất trồng chè phải được làm trước 1 đến 2 năm

 6.1.2 Gieo cây phân xanh cải tạo đất

  - Thời vụ gieo cây phân xanh: tháng 2 tháng 3
  - Lượng hạt: Cốt khí: 10 - 15 kg/ha, tràm lá nhọn (muồng lá nhọn): 5 - 7 kg/ha.
  - Phương thức trồng: Khi đất ẩm, rạch hàng sâu 3 - 5 cm gieo hạt theo hốc rồi lấp đất. Làm cỏ kịp thời khi cây cao dưới 20 cm
  - Chăm sóc cốt khí: Bón lót 100 kg P2O5, tương đương 625 kg Lân Super, bón thúc 15 kg N/ha, tương đương 32 kg đạm Urê, khi cây có 2 - 3 lá thật.
  - Thu hoạch: Khi cây cốt khí cao 70 - 80 cm tiến hành cắt chất xanh:

  + Cốt khí ở rạch chè cắt sát mặt đất
  + Cốt khí giữa 2 hàng chè cắt cách mặt đất 30 - 40 cm.
  + Thời vụ cắt : 
    Năm thứ nhất : tháng 8 và tháng 10
    Năm thứ 2 : tháng 4, tháng 7 và tháng 10.
  + Cốt khí được vùi + Phân chuồng + Supe lân lấp đất chờ trồng chè.

 7. Mật độ trồng chè

 7.1. Những yếu tố tác động đến khoảng cách

 - Giống: Tán nhỏ trồng dày, tán lớn trồng thưa
 - Đất: Độ dốc lớn trồng dày, độ dốc nhỏ trồng vừa phải.
 - Canh tác thủ công có thể trồng mật độ dày, dùng cơ giới hoá cần chọn mật độ phù hợp với tính năng kỹ thuật của máy
 - Đầu tư phân bón cao, có tưới nước mật độ vừa phải
 - Chu kỳ kinh doanh theo hướng nhanh thu hồi vốn thì trồng mật độ dày.

 7.2 Khoảng cách, mật độ ở một số loại giống chè

 7.2.1 Những giống chè thuộc biến chủng Trung Quốc lá nhỏ, giống Nhật Bản và LDP1... (dạng thân bụi)

Khoảng cách Mật độ (cây/ha)
1,2 x 0,4 - 0,520.833  - 16.667
1,3 x 0,4 - 0,519.231  - 15.385
1,4 x 0,4 - 0,5 17.857  - 14.285
1,5 x 0,45 - 0,50 (trồng kép)29.690  - 26.666


 7.2.2 Những giống chè thuộc biến chủng Trung Quốc lá to, Assamica, PH1, 1A, chè Shan... (thân gỗ và thân gỗ nhỡ) 

Khoảng cáchMật độ (cây/ha)
1,5 x 0,45 - 0,514.845  - 13.333
1,5 x 0,60 - 0,7 (trồng kép)22.222 - 19.048 
1,75 x 0,4 - 0,4514.286 - 12.698 (cơ giới hoá)
1,75 x 0,5 - 0,6011.428 - 9.524 (cơ giới hoá)


  7.2.2 Chè Shan vùng cao theo phương thức trồng rừng

 - Rừng che phủ tốt, độ dốc lớn: khoảng cách: 2 m x 3 m và 2 m x 2,5 m, mật độ từ 1500 - 2000 cây/ha
 - Rừng chè phủ ít, độ dốc nhỏ: khoảng cách trồng: 2,0 m x 2,0 m và 1,5 m x 2,0 m, mật độ từ 2500 - 3000 cây/ha

 8. Kỹ thuật trồng chè

 8.1. Kỹ thuật trồng chè cành

 8.1.1 Ưu điểm

 - Giữ được đặc tính tốt của cây mẹ, năng suất cao hơn trồng hạt 25 - 30 %
 - Nương chè trồng cành cho thu hoạch sớm hơn 1 năm so với trồng hạt
 - Hệ số nhân giống cao

 8.1.2 Thời vụ trồng chè

 - Miền Bắc: tháng 8 - 10 (tốt nhất) và tháng 2 - 3
 - Miền Tây Bắc: trồng sớm hơn thời vụ trên do mùa mưa kết thúc sớm
 - Vùng khu 4 cũ: Trồng chè tháng 9 - 10
 Trồng chè khi đất đủ ẩm, sau khi mưa, trời râm mát.

 8.1.3 Cách trồng: Trên rạch chè đã bón phân lót và lấp đất 

  - Bổ hố rộng 20 cm, sâu 20 - 25 cm, theo khoảng cách qui định
  - Bóc túi P.E, giữ nguyên bầu đất
  - Đặt bầu chè quay theo hướng thuận lợi, lấp đất lèn chặt xung quanh
  - Lấp 1 lớp đất tơi xốp kín lên mặt bầu (1 cm).
  - Sau trồng tủ cỏ rác theo rạch chè rộng 40 cm, hoặc tưới cho chè

 8.1.4 Chú ý

   - Bầu chè đem trồng không được quá khô: dễ vỡ bầu đất
   - Bầu chè quá ướt sẽ bóp chặt bầu, khi trồng gây bó rễ chết chè.
   - Khi trồng, đặt bầu chè theo cùng 1 hướng để tiện chăm sóc.
   - Lấp đất cho bầu chè không được nén bầu ngắn lại làm đứt rễ chè.

 8.2. Kỹ thuật trồng chè hạt

 8.2.1 Tiêu chuẩn hạt tốt

  Hạt chín, chắc, nặng, to, tỷ lệ nẩy mầm trên 70 %. Hàm lượng nước trong hạt: 25 - 30 %  

 8.2.2 Lượng hạt giống

  500 kg quả hoặc 200 - 250 kg hạt tốt/ 1 ha

 8.2.3 Cách gieo hạt

  - Ngâm nước 12 giờ trước khi gieo
  - Gieo ngay hoặc ủ trong cát cho nứt rồi đem gieo
  - Rãnh chè đã bón lót và lấp đất: rạch sâu 10 cm, gieo 4 - 6 hạt/hốc, lấp đất sâu 3 - 4 cm, theo khoảng cách qui định.
  - Khi cây chè con mọc thì tỉa cây xấu, còn 2 - 3 cây/cụm, tủ cỏ rác giữ ẩm

 8.2.4 Thời vụ

  - Thời vụ thu quả từ 1/10 - hết tháng 11 với chè Trung du, từ 1/11 đến hết tháng 12 với chè Shan.
  - Thời vụ trồng chè : 15/10 đến 15/2 

 9. Kỹ thuật chăm sóc chè kiến thiết cơ bản (KTCB)

 9.1. Chăm sóc

 9.1.1 Trồng dặm  chè

  - Lượng cây trồng dặm : 10 % số cây đã trồng ( được dự trữ trước)
  - Kích thước hố : 30 x 30 x 30 cm
  - Phân bón: 1 kg phân chuồng hoai/hố
  - Phương thức trồng: đặt bầu cây, lấp đất, lèn chặt, phủ đất mỏng lên trên, tủ gốc bằng cỏ rác.
  - Thời vụ trồng dặm: tháng 8 - 9 và tháng 2 – 3, chọn ngày râm mát, đất đủ ẩm để trồng. Chè KTCB tuổi 2 - 3 có thể trồng dặm bằng bầu to.

 9.1.2 Kỹ thuật trồng dặm bằng bầu to (bầu đóng lại)

  - Kích thước túi PE : 18 x 25 cm
  - Tỷ lệ đất và phân: 3 phần đất + 1 phần phân (0,3 kg P/C + 20 g Supe lân/ 1 bầu)
  - Chọn cây chè cùng giống với nương chè dặm 9 - 10 tháng tuổi chuyển sang bầu to.
  - Thời gian ươm: chăm sóc trong vườn ươm bầu to 7 - 8 tháng (16 - 18 tháng tuổi)
  - Tiêu chuẩn cây: cao 35 - 40 cm, 12 - 18 lá thật, bấm ngọn có từ 1 đến 2 cấp cành, đường kính thân 0,5 cm
  - Phương thức trồng : (mục 9.1.1)

 9.1.3 Phòng trừ cỏ dại chè KTCB

  + Tủ gốc bằng cỏ, rác, chất xanh (của cây phân xanh) nhằm hạn chế cỏ dại, Phá váng sau mỗi trận mưa to
  + Thời vụ làm cỏ:  Vụ Xuân (tháng 1 - 2) và vụ Thu (tháng 8 - 9) xới sạch toàn bộ diện tích 1 lần/vụ
  Trong năm xới gốc 2 - 3 lần, rộng 30 - 40 cm về 2 bên hàng. Riêng chè tuổi 1 cần nhổ cỏ tay ở gốc chè.

  * Với chè kinh doanh:

  + Vụ Đông Xuân: xới sạch cỏ dại, cày giữa hàng hoặc phay đất sâu 10 cm, lấp phân hữu cơ và cành lá chè sau khi đốn, nếu hạn không cày được thì xới sạch toàn bộ.
  + Vụ Hè Thu: Đào gốc cây dại, phát luổng hoặc xới cỏ giữa hàng, bừa 3 -4 lần hoặc phay đất sâu 5 cm.
  + Đồi chè nếu được tủ cỏ, rác kín đất trong vụ Đông Xuân thì sẽ bớt các khâu làm cỏ trong vụ Hè Thu.

  * Đối với vườn chè nuôi hom

  + Vụ Đông Xuân : xới sạch cỏ gốc, cày bừa giữa hàng để làm sạch cỏ, kết hợp bón phân, phát cỏ dại trong nương chè và bìa lô.

  * Đối với chè phục hồi

  + Vụ Đông Xuân : Xới  sạch cỏ trên toàn bộ diện tích
  +Vụ Hè Thu: Đánh gốc cây dại, phát cỏ ven đường, luổng cỏ gốc 

II. KỸ THUẬT ĐỐN CHÈ

 1. Đốn tạo hình

  Nương chè có 70 % số cây cao 65 - 70 cm, đường kính gốc 1,0 cm trở lên
 - Lần 1: Khi cây chè 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 12 - 15 cm, đốn cành cách mặt đất 30 - 35 cm.
 - Lần 2: Khi chè 3 tuổi, đốn cách mặt đất 30 - 35 cm, đốn cành tán cách mặt đất 40 - 45 cm.

 2. Đốn phớt

  Hai năm đầu, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5 cm, sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3 cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70 cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1 cm so với vết đốn cũ. 

 * Tuyệt đối không cắt tỉa cành la để đảm bảo độ che phủ, khép tán nương chè. Đối với nương chè sinh trưởng yếu, tán lá thưa mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: 1 năm đốn phớt như trên, 1 năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh.

 3. Đốn lửng


  Khi đã đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90 cm so với mặt đất, chè nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 - 65 cm, hoặc chè năng suất khá nhưng cây cao quá cũng đốn lửng cách mặt đất 70 - 75 cm để thuận tiện cho việc thu hoạch.

 4. Đốn đau

  - Những đồi chè đã đốn lửng nhiều năm, cành nhiều u bướu, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 - 45 cm.

 5. Đốn trẻ lại

  Những nương chè già, cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 - 15 cm. 

 6. Thời vụ đốn:

Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1. Nơi thường bị sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng.

  * Đốn đau trước, đốn phớt sau. Đốn tạo hình chè con trước, đốn chè trưởng thành sau
    Đối với vùng đảm bảo độ ẩm, hoặc có điều kiện chủ động tưới nước có thể đốn một phần diện tích vào tháng 4 - 5 sau đợt chè Xuân, để rải vụ thu hoạch chè. 
 
 7. Cách đốn và dụng cụ đốn

  - Đốn tạo tán có mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc, không làm giập cành, sây sát vỏ.
  - Đốn đau, đốn lửng, đốn tạo hình lần đầu thì dùng dao. Đốn phớt, đốn tạo hình lần 2 thì dùng kéo hoặc dao. Đốn trẻ lại, sửa cành lớn chè giống thì dùng cưa.  Đối với các giống chè phân cành nhiều, mật độ cành lớn, sinh trưởng đỉnh đều thì có thể áp dụng máy đốn để nâng cao năng suất lao động.

III. Kỹ thuật hái chè

 1. Nguyên tắc hái

 - Phần ngọn hái đi và số lá chừa lại cần cân đối, đảm bảo hệ số diện tích lá thích hợp cho cây.
 - Hái phải căn cứ vào giống, năng suất và phẩm chất nguyên liệu (không hái già quá hay non quá)

 2. Kỹ thuật hái chè

 2.1 Kỹ thuật chừa

   Hái chừa tuỳ theo vụ chè, tình trạng sinh trưởng của cây, theo phẩm cấp chè nguyên liệu.
   Cầm búp chè nằm ngang bằn ngón tay trỏ và ngón tay cái trên 2 tay, bẻ dần cọng chè từ dưới lên phía búp, khi thấy mặt gãy không có xơ gỗ thì dừng lại. Phần từ mặt gẫy đó đến búp là phần non (kể cả lá và cọng), phần còn lại là phần bánh tẻ. Trưởng hợp điểm gãy nằm ngang cuống lá phải ngắt riêng lá đó ra và phân tích tiếp. Một tay cầm cuống lá sát thịt lá, một tay cầm thân lá gần sát tay kia để bẻ sống lá. Nếu ở điểm gãy không thấy xơ gỗ thì lá đó là lá non. Nếu điểm gãy xuất hiện xơ gỗ thì tiến hành bẻ tiếp từ cuống dần lên đuôi lá. Nếu điểm gãy không có xơ gỗ thì phần từ điểm gãy đến đuôi lá là phần non, phần còn lại là bánh tẻ. 
   Cần riêng phần bánh tẻ (cả cọng và lá) chính xác đến 0,5g. Hàm lượng bánh tẻ (X) tính bằng %, khối lượng mẫu theo công thức sau:
 
   Trong đó: m: Khối lượng phần bánh tẻ tính bằng gam.
                     M: Khối lượng mẫu đem phân tích tính bằng gam.

   Khi kết quả của 2 lần phân tích chênh nhau không quá 2% thì kết quả cuối cùng là trung bình cộng của  2 lần phân tích đó. Nếu mức chênh lệch vượt quá 2% phải tiến hành phân tích thêm 2 mẫu nữa. Kết quả của 2 lần phân tích sau nếu chênh nhau không quá 2 % thì kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 kết quả này. Khi kết quả 2 lần phân tích sau cũng chênh nhau qua 2 % thì kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 4 lần phân tích.

   Chè loại 1 (chè A) có từ 0 - 10 %   lá già, lá bánh tẻ
   Chè loại 2 (chè cool có từ 11 - 20 %  lá già, lá bánh tẻ
   Chè loại 3 (chè C) có từ 21 - 30 %  lá già, lá bánh tẻ
   Chè loại 4 (chè D) có từ 31 - 45 %  lá già, lá bánh tẻ
    
 * Xác định % bánh tẻ bằng phương pháp bấm bẻ theo tiêu chuẩn Việt Nam 1035 – 71 tiến hành như sau:

  Chia mẫu chè búp tươi thành hai mẫu phân tích, cân từng mẫu chính xác đến 0,5 gam, lựa chọn và đánh giá từng búp, lá rời non để riêng, số còn lại sẽ phân tích hàm lượng bánh tẻ.

 2.2 Hái chè KTCB (hái tạo hình)

 - Đối với chè 1 tuổi: Từ tháng 10, hái bấm ngọn những cây cao 60 cm trở lên. Đối với chè 2 tuổi : Hái trên những cây to khoẻ cách mặt đất 50 cm trở lên .

 2.3 Hái tạo hình sau đốn

 - Đối với chè đốn lần 1: Đợt hái đầu cách mặt đất 40 - 45 cm, tạo thành mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc. Đợt 2 hái đọt chừa 2 lá và lá cá.
 - Đối với chè đốn lần 2: Đợt đầu hái cao hơn chè đốn lần 1 từ 25 - 30 cm, các đợt sau hái chừa bình thường như ở chè đốn lần 1

 2.4 Hái chè kinh doanh

 Hái tôm và 2 - 3 lá non, khi trên tán có 30 % số búp đủ tiêu chuẩn thì hái, tận thu búp mù xoè.
 - Vụ Xuân (tháng 3-4): Hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng những búp cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.
 - Vụ Hè Thu (tháng 5 - 10): Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng những búp cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá
 - Vụ Thu Đông: Tháng 11 hái chừa lá cá , tháng 12 hái cả lá cá
 - Với các giống chè có dạng thân bụi, sinh trưởng đỉnh đều có thể hái kéo hay hái bằng máy để nâng cao năng suất lao động.

 2.5 Hái chừa theo đốn chè

 - Đốn 60 - 65 cm: Hái chừa đầu vụ các vết đốn 15 cm
 - Đốn 65 - 75 cm : Hái chừa đầu vụ cách vết đốn 10 cm
 - Đốn > 75 cm : Hái chừa cách vết đốn 7 - 10 cm
 - Đốn đau, đốn trẻ lại: hái tạo tán như hái chè KTCB

IV. BÓN PHÂN CHO CHÈ

 1. Bón phân cho chè trồng mới (KTCB)

 1.1 Nguyên tắc bón:

 - Bón theo tuổi và năng suất cây trồng, chè con bón ít, chè lớn, năng suất cao bón nhiều.
 - Bón cân đối các yếu tố NPK, bón bổ sung phân trung lượng và vi lượng khi cần thiết.
 - Bón đúng cách và đúng lúc, đúng đối tượng, bón lót, bón thúc kịp thời.
 - Tuỳ điều kiện đất, khí hậu qui định lượng phân, tỷ lệ bón.

 1.2 Bón lót cho chè trồng mới

  Lượng phân hữu cơ: 20 - 30 tấn/ha + 500 - 600 kg Supe lân, phân được rải mỏng dưới rãnh trộn đều với đất từ 1/2 - 1 tháng trước khi trồng.

 1.3 Bón thúc cho chè KTCB (2 -3 năm sau trồng) theo bảng sau 
     

Loại chè

Tuổi chè

Loại  phânLượng phân (kg)Số lần bónThời gian bón (tháng)Phương pháp bón
123456
Tuổi 1N

    P2O5

    K2O
40

    30

    30
2

    1

    1
2-3 và 6-7

    2-3

    2-3
Trộn đều, bón sâu 6-8 cm, cách gốc 25 - 30 cm, lấp kín
Tuổi 2N

    P2O5

    K2O
60

    30

    40
2

    1

    1
2-3 và 6-7

    2-3

    2-3
Trộn đều, bón sâu 6-8 cm, cách gốc 25 - 30 cm, lấp kín
Đốn tạo hình lần 1 (2 tuổi)Hữu cơ

    P2O5
15000- 200000

    100


    1
11 - 12 

    11-12
Trộn đều, bón rạch sâu 15 - 20 cm, cách gốc 30 - 40 cm, lấp kín
Tuổi 3N

    P2O5

    K2O
80

    40

    60
2

    1

    2
2-3 và 6-7

    2-3

    2-3 và 6-7
Trộn đều, bón sâu 6-8 cm cách gốc 30 - 40 cm, lấp kín


 2. Bón phân cho mỗi một ha chè giống vườn lấy hom như sau
      

Loại chèLoại phânLượng phân (kg)Số lần bónThời gian bón (tháng)Phương pháp bón
Các loại hình kinh doanh 3
năm 1 lần
Hữu cơ 

P2O5
25.000

30.000

1

12 -1 

12-1

Trộn đều, bón rạch sâu 15 - 20 cm, giữa hàng, lấp kín
Năng suất đạt dưới 60 tạ/haN

P2O5

K2O

100 - 120

40 - 60

60 - 80

3 - 4

1

2

2,4 ; 6,8

2

2, 4

Trộn đều, bón sâu 6-8 cm, lấp kín. Bón 40-20-30-10 % hoặc 40 - 30-30% N, 100 % P205, 60 - 40 % K20
Năng suất đạt 60 - dưới 80 tạ/haN

P2O5

K2O

120 - 180

60 - 100

80 - 120

3-4

1

2

2;4;6;8

2

2

Trộn đều, độ sâu 6 - 8 cm, giữa hàng lấp kín. Bón 40 - 20 - 30 - 10 % hoặc 40 - 30 - 30 % N, 100 % P205, 60 - 40 % K20
Năng suất đạt từ 120 tạ/ha trở lênN

P2O5

K2O

300 - 600

160 - 200

200 - 300

3 - 5

1

2 -3

1,3,5,7,9

1

1,5,9

Trộn đều bón sâu 6 - 8 cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 30 - 20 - 30 20 - 10 % hạc 30 - 20 - 30 - 20 %N, 100 % P2O5, 60 - 30 - 10 % K2O

 
* Ghi chú

 - Phân đạm Urê, tỷ lệ đạm nguyên chất (N) = 46%
 - Phân Đạm sun phát, tỷ lệ đạm nguyên chất (N) = 21%
 - Phân Lân Super, tỷ lệ lân nguyên chất (P205) = 16%
 - Phân Kali clorua, tỷ lệ Kali nguyên chất (K20)

 4. Bón phân cho chè cải tạo phục hồi.

 Lô chè mất khoảng dưới 40 %, chè tuổi lớn, cần tiến hành cải tạo phục hồi.
 Đào rãnh hay hố trồng dặm, rộng 40 cm, sâu 30 cm, bón phân hữu cơ lượng: 2,5 - 3,0 kg/gốc, trộn đều lấp kín trước 1 tháng
 Những điểm mất khoảng liên tục, tiến hành gieo cây phân xanh, trồng bổ sung cây bóng mát.

      Bón phân cho 1 ha chè phục hồi

Loại phânLượng phân (kg)Số lần bónThời gian bón (tháng)Phương pháp bón
Hữu cơ20.000 -30.000112 -1Trộn đều với phân lân, bón rạch sâu 15 - 20 cm, giữa hàng, lấp kín, bón trước 1 năm đối với chè đốn đau, đốn trẻ lại.
N

    P2O5

    K2O
200 - 300

    100

    150  - 200
2 - 3

    1

    2
2,5,8

    12-1

    2,6
Trộn đều bón sâu 6 - 8 cm, giữa hàng, lấp kín, bón 60 - 40 % hoặc 30 - 40 - 30% N, 100 % P2O5, 60 - 40 % K2O


 5. Sử dụng phân bón lá


  Giai đoạn đầu của cây chè cho sản lượng, tạo bộ khung tán, chưa nên sử dụng phân bón lá, chất điều hoà sinh trưởng để khai thác năng suất chè. Phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi bón đầy đủ phân hữu cơ, vô cơ vào đất chè. Đối với chè suy thoái (già cỗi, bệnh) cần cân nhắc sử dụng phân bón lá

 6. Sử dụng vôi bón cho chè


 - Khi độ chua pHkcl dưới 4,0, AL ++++ di dộng nhiều có thể bón vôi 1 lần: từ 700 - 1500 kg vôi bột/ha
 - Biện pháp khử chua hữu hiệu là dùng phân khoáng ít gây chua, kết hợp sử dụng chất hữu cơ tại chỗ để cải thiện chất đất.

V. KỸ THUẬT GIỮ ẨM, TƯỚI NƯỚC CHO CHÈ


  Nơi có điều kiện về nguồn nước, khả năng đầu tư thì có thể tiến hành tưới nước cho chè, khi độ ẩm đất dưới 60% sức chứa ẩm đồng ruộng (vào các tháng hạn, từ tháng 11- 4 năm sau, hoặc các thời điểm hạn ở chính vụ dài quá 15 ngày mặt đất lô chè khô kiệt chuyển sang màu xám trắng)

 1. Biện pháp giữ ẩm cho chè

 - Tủ cỏ rác xung quanh gốc chè
 - Tủ nilon trên gốc chè
 - Trồng cây phân xanh, bóng mát có đốn tỉa hợp lý. Mật độ cây bóng mát 200 – 250 cây/ha.

 2. Phương pháp và kỹ thuật tưới


 - Phương pháp tưới phun mưa bề mặt với vòi tưới di động hoặc cố định cho hiệu quả cao.
 - Phương pháp tưới nhỏ giọt (đầu tư  cao)
 - Phương pháp tưới tràn theo rãnh chè, khi nguồn nước đầy đủ
 + Cây chè sinh trưởng bình thường khi độ ẩm đạt 85 - 95 % sức chứa ẩm đồng ruộng. Khi độ ẩm đất dưới 60 % sức chứa ẩm đồng ruộng, hạn kéo dài cần tưới khoảng 200 m3 nước/ha, hạn trung bình tưới 1003 nước/ha, hạn thời gian ngắn tưới 30 – 50 m3 nước/ha.
 + Hiệu quả tưới rất cao khi tưới kết hợp với tủ chất hữu cơ cho chè.


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0