Hành tây theo tiếng Anh là onion. Tên khoa học là Allium cepa thuộc họ hành (Alliaceae).
I- Giống hành tây
Các giống hành tây trồng ở nước ta chủ yếu là giống lai F1, hạt nhập từ Pháp, Nhật, Mỹ ...Hiện nay trên địa bàn Tứ Kỳ-Hải Dương trồng phổ biến 3 giống F1 của Mỹ: Granex, Grano
Các giống này đều có thời gian sinh trưởng từ 90 - 100 ngày, năng suất trung bình đạt 1,4-1,7 tấn/Sào bắc bộ.
II- Kỹ thuật trồng
2.1 Thời vụ
- Vụ sớm: Gieo từ 5 - 10 tháng 8, trồng 5-10 tháng 9.
- Chính vụ: Gieo từ 5 - 10 tháng 9, trồng đầu tháng 10 thu trung tuần T12.
2.2 Chuẩn bị vườn ươm giống
- Chuẩn bị giống: trước khi gieo 1 ngày nên mở hộp giống 1 đêm để hạt hút ẩm.
- Đất làm vườn ươm: pH trung tính, chân đất cao, thoáng, dễ thoát nước.
- Kỹ thuật lên luống ươm giống:
+Lên luống cao 25cm-30cm; bề mặt luống rộng 80cm. Không nên làm luống quá rộng để nước thoát dễ hơn. Sau khi gieo xong dùng rơm rạ băm nhỏ hoặc trấu rắc lên trên và tưới đẫm. Tốt nhất là làm mái che hình vòm cho vườn ươm đê điều chỉnh ánh sáng cho thuận lợi (sử dụng nilong đen có đan hình mắt cáo, thông thoáng, mục đích để giảm cường độ ánh sáng)
+Khi cây cao 3 - 5 cm cần tỉa bớt những cây không đạt tiêu chuẩn: cây phát triển kém, sâu bệnh, cây đã hình thành củ, cây có một lá nõn.
2.3 Trồng và chăm sóc
*Làm đất lên luống:
+Đất trồng hành tây cần tơi xốp, giàu dinh dưỡng, dễ thoát nước, chủ động tưới tiêu, xa nguồn nước thải, xa đường quốc lộ, các khu CN…
+Đất làm nhỏ lên luống rộng 90cm-100cm; cao 25cm-30cm; rãnh rộng TB = 0,25- 0,3 m. Tuy nhiên rãnh luống rộng hay hẹp còn phụ thuộc vào độ dày của tầng canh tác(Nếu đất canh tác dày có thể làm rãnh luống hẹp, ngược lại thì làm rãnh rộng).
*Khoảng cách mật độ trồng:
Tùy theo hướng của khu đất trồng để bố trí hướng của luống trồng sao cho cùng hướng với ánh sáng mặt trời. Mục đích đảm bảo cho cây trên mỗi hàng nhận được ánh sáng là như nhau.
Vì vậy có thể trồng dọc luống hoặc ngang luống. Khoảng cách mật độ: cây cách cây 13-17cm, hàng cách hàng 20-25cm. Do cây hành là cây ưa sáng nên tùy vào cường độ ánh sáng mà trồng thưa hay dày, cường độ ánh sáng mạnh thì trồng dày và ngược lại. Chính vì vậy ở Miền Bắc nước ta vụ sớm có thể trồng dày, vụ muộn trồng thưa.
Cây con đem trồng phải đúng tuổi từ 25-30 ngày tuổi có 2 - 3 lá thật mới nhổ trồng, nếu trồng sớm hành mau bén rễ và sớm cho thu hoạch nhưng củ nhiều nước khó bảo quản. Ngoài ra cần loại bỏ những cây con đã hình thành củ và những cây chỉ có một lá nõn, vì những cây này nếu có đem trồng cũng không thể phát triển củ được.
*Cách trồng: nên trồng nông, lấp đất phủ kín rễ không quá 1 cm.
2.4. Phân bón
+Phân chuồng hoai : 500 – 700kg
+Urê : 12kg
+Super lân : 20-25 kg
+Kali : 8 kg
Chú ý: Đất chua cần bón thêm vôi bột 20 - 25 kg/sào.
Phương pháp bón:
-Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân + 30-35% đạm và 30% Kali trộn đều với đất. Sau 2-3 ngày thì trồng đại trà.
- Bón thúc: Lượng phân còn lại chia đều để bón thúc 3 lần(nên pha loãng với nước)
Thúc đợt 1: Sau trồng từ 15 – 20 ngày
Thúc đợt 2: Sau trồng từ 30 - 40 ngày
Thúc đợt 3: Sau trồng từ 45 - 60 ngày
Sau trồng chú ý giữ đủ ẩm cho cây chóng hồi xanh bén rễ, khi tưới nên chon phương pháp tưới rãnh. Trước khi thu hoạch 20-30 ngày ngừng tưới nước. Ngoài ra có thể kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học vườn sinh thái để cung cấp dinh dưỡng khoáng kịp thời cho cây.
Hoặc có thể dùng NPK 16-16-8 để bón lót từ 20-25 kg/sào BB
Phương Pháp bón 100% lượng phân trước khi trồng 2-3 ngày
Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước.
Ngoài ra có thể kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái. Cách dùng như sau:
Ø Thời kỳ làm đất: Dùng 5ml chế phẩm VST pha với 5-7 lít nước phun đều lên mặt luống, ở giai đoạn làm đất lên luống trồng thì phun lên các hố trồng, hoặc rãnh trồng
Ø Thời kỳ ươm giống: sau khi gieo hạt từ 7-12 ngày hạt có thể nảy mầm, đợi đến khi cây có 1-2 lá thật, dùng 5ml chế phẩm pha với 8-10 lít nước phun đều 1 lượt lên vườn ươm giống.
Ø Thời kỳ cây con: Sau khi trồng ra ruộng sản xuất, thấy cây bén rễ hồi xanh có thể dùng 5ml chế phẩm pha với 10 lít nước phun đều 1 lượt.
Ø Thời kỳ hình thành củ: Bắt đầu cây có củ có thể phun 2-3 lần liên tiếp để chăm sóc củ, mỗi lần cách nhau từ 7-10 ngày, cho củ phát triển đều, tăng sức đề kháng, cho năng suất cao. Liều lượng phun như trên
Chú ý khi sử dụng SP VST: Phun lướt, không phun đi phun lại, nếu gặp mưa sau 5h phun phải phun bổ sung, sử dụng bình sạch để phun SP, không sử dụng chung với bất cứ SP hay thuốc trừ sâu, trừ bệnh nào khác.
III Phòng trừ sâu bệnh
3.1 Sâu hại hành
- Sâu xanh, ròi đục lá, một số loài rệp, nhện và bọ trĩ…
- Có thể dùng luân phiên một số loại thuốc sau: Regent 800 WG (32 g/ha), Buldock 025 EC (0,75 lít/ha) hoặc Decis Repel 2,5 EC (0,5 lít/ha). Phòng trừ bọ trĩ, nhện trắng dùng Confidor 100 SL (0,5 lít/ha) hoặc Confidor 700 WG (0,04 kg/ha), Admire 200 OTEQ (0,2 lít/ha).
3.2 Phòng trừ các loại bệnh
*Bệnh thối đế hành
-Tác nhân gây hại: do nấm Fusarium oxysporum f. sp. Cepae gây ra. Nguồn nấm bệnh tồn tại vô hạn trong đất, nấm bệnh thường tấn công qua các vết thương cơ học. Nấm bệnh có thể phát triển trong điều kiện nhiệt độ của đất từ 14-320C, tuy nhiên, thích hợp nhất là ở khoảng 26-280C.
- Triệu chứng gây hại: Ở đầu lá thường có màu vàng và dần chuyển thành màu nâu. Cây sinh trưởng phát triển kém và có thể bị héo. Những chấm nâu đỏ xuất hiện ở xung quanh đế hành, sau ăn vào thịt củ, cắt đôi củ hành ta thấy các vết bệnh nhũn, màu nâu. Bệnh có thể tiếp tục phát triển trong quá trình lưu trữ
- Biện pháp phòng trừ:
+Luân canh cây trồng, 4 năm mới trồng lại trên nền đất đã trồng hành
+Bón phân hợp lý
+Phòng trừ tốt các loại côn trùng gây tổn thương bộ rễ
+Tránh các tác động cơ học gây tổn thương bộ rễ
+Sử dụng các biện pháp khử trùng xông hơi trước khi trồng
+Loại bỏ các củ bị sâu hoặc bị trầy xước trước khi bảo quản ở nhiệt độ thấp
+Sử dụng thuốc hóa học: Derosal, Rovral, Monceren…
*Bệnh đốm mắt vàng
- Tác nhân gây hại: gây ra bởi virus Iris yellow spot virus (IYSV), được truyền bởi các loài rệp và bọ trĩ gây hại trên hành. Virus này có thể tấn công trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau như: các cây họ hành tỏi, cây hoa iris, hoa kiết tường, thuốc lá, cỏ dại…)
- Triệu chứng gây hại: Các vết bệnh màu vàng có dạng hình thoi hoặc dạng các hình elip đồng tâm. Nếu bị nặng các vết bệnh kéo dài, khô, có thể làm cây gãy gục, rụi.
-Biện pháp phòng trừ:
+Có biện pháp chăm sóc, bón phân tưới nước hợp lý nhằm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt
+Loại bỏ cây ký chủ, tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ
+Sử dụng thuốc hóa học diệt trừ rầy rệp và các loài chích hút khác là tác nhân truyền bệnh
*Bệnh mốc đen, mốc nâu
- Tác nhân gây bệnh: do nấm Aspergillus
- Triệu chứng gây hại: Củ bị nhiễm bệnh xuất hiện lớp nấm mốc màu đen ở vảy ngoài, nếu bị nặng có thể nhiễm vào cả các lớp vảy tươi bên trong. Bệnh thường xuất hiện trong quá trình lưu trữ hoặc vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ cao, khô trong thời gian dài.
-Biện pháp phòng trừ:
+Trồng trên nền đất thoát nước tốt, với mật độ vừa phải. Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để hạn chế độ ẩm trên đồng ruộng.
+Luân canh cây trồng, tốt nhất 3 năm sau mới trồng lại trên nền đất cũ.
+Nhổ bỏ và tiêu hủy tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.
+Sử dụng thuốc hóa học: Acrobat MZ 90, Daconil, Aliette, Dithan, Mancozeb, Kocide, Ridomil Gold, các thuốc gốc đồng…
* Bệnh Sương mai: Dùng Boocđô 1%, Ridomil, Zinep, Topsin-M... phun định kỳ 7 ngày 1 lần khi nhiệt độ thấp ẩm độ không khí cao trên 90%.
Lưu ý đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch 7– 14 ngày.
IV Thu hoạch
Lúc lá đã già, vỏ củ ngoài có màu vàng đồng, gần khô vỏ củ ngoài, 70 - 80% số cây trên ruộng đổ gục là có thể thu hoạch. Chỉ nên thu củ vào những ngày khô ráo, nhổ củ rũ sạch đất phơi 1 - 2 ngày sau đó đem buộc túm treo trên giàn chỗ thoáng. Trước khi đem bán mới cắt dọc để lại một đoạn 2 cm.
Gặp thời tiết mưa phùn kéo dài sau thu hoạch cần hun nóng khoảng 24 - 36 giờ cho tới khi vỏ ngoài khô chuyển màu cánh gián nhạt sau đó mới đem bảo quản./
Bài cũ hơn