11:56 AM , 26

Trang nhất » Sâu Bệnh Thời Vụ » Trên cây rau

Bệnh gỉ sắt

10:54 PM, 2012-09-29
 
Tên khoa học: Uromyces appendiculatus

 Triệu chứng

Lúc đầu trên lá xuất hiện những điểm nhỏ màu hơi vàng nổi gờ, sau đó vết bệnh to dần, ở giữa màu vàng nâu lẩm xung quanh có quầng vàng hẹp, vết bệnh mở rộng đường kính tới 2 mm. Điểm gờ nhỏ là khối bào tử, thường ở mặt dưới lá, còn mặt trên lá chổ vết bệnh có màu vàng nâu. Vết bệnh biểu bì vở tung để khối bào tử hạ màu hồng nâu tung ra ngoài, chung quanh vết bệnh có quầnh vàng hẹp. Khối bào tử thường lộ rõ ở mặt dưới lá, còn mặt trên thể hiện vết bệnh màu nâu vàng, nhưng cũng có khi khối bào tử hạ xuất hiện cả hai mặt.

 Tác nhân gây bệnh

Bệnh gỉ sắt đậu đỗ do nấm Uromyces appendiculatus gây ra.

 Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh

Ở những xứ lạnh, nấm tồn tại qua mùa đông bằng bào tử đông trong tàn dư cây bệnh ở trên đất, đến mùa xuân nẩy mầm hình thành đảm và bào tử đảm theo gió lan truyền xâm nhập vào lá non hình thành ở bệnh đầu tiên. Trong trường hợp qua đông nẩy mần xâm nhập thì giai đoạn bào tử xuân không xuất hiện.

Ở những xứ nóng nấm tại bằng bào tử hạ (cũng có thể bào tử đông) bào tử hạ nẩy mầm xâm nhập hình thành ở bệnh đầu tiên trên đồng ruộng.

Giống như một số loại bệnh gỉ sắt khác, bào tử hạ của nấm lan truyền theo gió đi rất xa. Con người, súc vật và công cụ cũng có thể là nhân tố giúp nấm lan truyền.

Bào tử hạ nẩy mầm trong phạm vi nhiệt độ 10 – 300C như thích hợp nhất 16 – 220C. Ở nhiệt độ 15 – 240C phù hợp nhất cho nấm hình thành bào tử hạ và xâm nhập qua lổ khí để lây bệnh. Ở nhiệt độ 2 – 60C bào tử hạ không thể hình thành. Nước ưa hoạt động trong điều kiện ẩm độ cao trên 95 %. Giọt nước ướt trên bề mặt lá là điều kiện tất yếu cho nấm nẩy mầm và xâm nhập, do đó giọt sương đêm, sương mù rất có tác dụng đối với sự phát triển của bệnh gỉ sắt. Trong điều kiện thích hợp, từ khi bào tử hạ nẩy mầm xâm nhập ký chủ đến khi hình thành bào tử tiếp tục phát triển sau 8 – 9 ngày nữa mới phá vở biểu bì lộ ra ngoài để phát tán.

 Biện pháp phòng trừ

Để phòng trừ bệnh gỉ sắt hại đậu đỗ cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Thực hiện chế độ luân canh thích hợp, không nên trồng đậu liên vụ trên đồng ruộng, chú ý chăm sóc tưới nước hợp lý, luống trồng phải cao có rãnh thoát nước, chế độ luân canh lúa nước là hợp lý nhất để phòng trị bệnh này.

Thu dọn thật sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch tránh để rơi rãi trên ruộng. Cây đậu làm phân chuồng cần phải ủ hoai mục.

Sử dụng giống chống bệnh là một biện pháp rất quan trọng. Tuy nhiên giống đậu mới tuyển chọn chống bệnh chỉ có gía trị trong 1 thời gian, cho nên cần phải liên tục tuyển chọn giống mới để chống lại các dạng sinh học mới xuất hiện. chọn giống đậu sớm, trồng sớm thu hoạch sớm tránh lúc bệnh phát sinh mạnh để có thể giảm bớt thiệt hại do bệnh gây ra.

Phun thuốc kịp thời và đúng lúc, phun phòng trước khi bệnh phát sinh, thường phun thuốc trước khi đậu ra hoa và sau đó phun lần thứ hai sau khi đậu ra trái là an toàn, nếu giống mẫn cảm thì phun lần thứ ba bằng thuốc đặc trị phòng trừ bệnh gỉ sắt như thuốc Lunasa, Funguran , Score…


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0