5:48 PM , 26

Trang nhất » Sâu Bệnh Thời Vụ » Trên Cây ăn quả

Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Stainton

4:42 PM, 2013-04-21

Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Stainton

Họ Gracillariidae - Bộ Lepidoptera

TÌNH HÌNH PHÂN BỐ VÀ KÝ CHỦ  

Trên Cam quít trồng ở phía Bắc Việt Nam, có khoảng 150 loại dịch hại khác nhau, trong đó 70% số loài thuộc lớp côn trùng, bộ có nhiều loài gây hại cho Cam quít là bộ cánh vẩy (45 loài) mà trong đó Sâu vẽ bùa là một loài tiêu biểu và phổ biến. Hoàng Lâm (1993) cũng ghi nhận Sâu vẽ bùa là một đối tượng gây hại rất quan trọng trên Cam tại nông trường Thanh Hà, tỉnh Hòa Bình, sâu vẽ bùa gây hại nặng trên các đợt lộc non cùa cây, cá biệt có những điểm mật độ sâu vẽ bùa là 48 con/5 đọt non..Tại ÐBCL, Sâu vẽ bùa hiện diện đều khắp trên các địa bàn trồng Cam, Quít, Bưởi, Chanh, Tắc (hạnh) và Sảnh

Tại ÐBCL, theo Trương thị Ngọc Chi (1995) tất cả các loài cam sành, cam mật, chanh tàu, chanh giấy, bưởi, quít tiều, quít xiêm, tắc (hạnh) và sảnh đều bị sâu vẽ bùa tấn công. Loài cây bị nhiễm nhẹ nhất là cây sảnh với chỉ số bị hại là 16.3%. Cây bị nhiễm nhiều nhất là cam mật, cam sành, quít xiêm, mặc dù không khác biệt một cách có ý nghĩa với những cây còn  lại. Theo Trương Thị Ngọc Chi thì các loài cây hoa kiểng, cây kim quít, cây cần thăng (Limonia acidissima) và cây nguyệt quới (Murraya paniculata) không có sâu non và triệu chứng phá hại của sâu vẽ bùa.

ÐẶC ÐIỂM HÌNH THÁI

Sâu vẽ bùa đẽ trứng từng cái một, trứng có hình bầu dục, rất nhỏ, dài khoảng 0,20-0,30 mm, thường trứng được đẽ ở mặt dưới lá, gần gân chính,  trứng mới đẽ có mầu trong suôt, khi sắp nở trứng có mầu trắng vàng. 

Thành trùng là một loại bướm rất nhỏ, thân hình mỏng mảnh, dài khoảng 2 mm, sải cánh rộng khoảng 4-5 mm. Toàn thân có mầu vàng nhạt, hơi có ánh bạc. Cánh sau rất hẹp so với cánh trưóc, cả hai cánh đều có rìa lông dài. Cánh trước có 2 gân dọc mầu đen kéo dài đến giữa cánh, khoảng 1/3 về phía đầu cánh có một vân xiên giống hình chữ Y.Chiều dài râu đầu khoảng 3/4 chiều dài của cánh. Do kích thước nhỏ và hoạt động về đêm nên trong điều kiện tự nhiên rất khó phát hiện được thành trùng  


Thành trùng sâu vẽ bùa
(nguồn: Trần Văn Hai)

 Sâu mới nở có màu xanh nhạt trong suốt, dài khoảng 0,4mm. Sâu mới nở có màu xanh giống màu xanh của lá non, lớn lên sâu có màu vàng xanh dài khoảng 4mm, mình sâu hơi dẹp, có 13 đốt. Ở giai đoạn gần hóa nhộng thì sâu có màu trắng hơi ngã vàng, cơ thể không còn dẹp mà chuyển sang dạng hình ống.  Sâu lớn (T4) dài khoảng 3- 4 mm , mình dẹp, không có chân, đốt cuối bụng có hình ống dài. Có thể quan sát dễ dàng sự hiện diện của sâu trong đường đục. Ðường đục do sâu tạo nên có ánh bạc rất dễ nhận diện.  


Ấu trùng sâu vẽ bùa 
(nguồn: Trần Văn Hai)

 Giai doạn nhộng được tiến hành trong đường đục, gần rìa lá, phía dưới chổ mép lá cuốn  lại. Nhộng dài từ 2-3 mm, hai đầu thon nhọn, có một gai nhỏ trên đầu. 

CÁCH GÂY HẠI VÀ TRIỆU CHỨNG 

Sự gây hại xẩy ra rất sớm, trên những lá non từ 4-5 ngày tuổi. Kết quả khảo sát của chúng tôi ghi nhận sâu vẽ bùa tấn công chủ yếu những lá có kích thước biến động từ 1 - 8cm x 1-4cm, khi lá lớn hơn kích thước này thì tỷ lệ lá bị sâu tấn công giảm rõ rệt và gần như không đáng kể. Sâu rất thích tấn công trên những lá còn rất non, đặc biệt là những lá có chiều dài 2,1-4cm (50,5%) và những lá có chiều rộng 1,1-2cm (53,5%).Lá có kích thước 2,1-4cm x 1,1-2cm có tỷ lệ lá nhiễm cao nhất là 36%. Ðây là những lá có khoảng 4-8 ngày tuổi.       

Kết quả khảo sát ghi nhận, trứng được đẻ gần gân chính của lá, sau khi nở sâu đục lòn trong lá và đường kính của đường đục lớn dần theo sự phát triển của sâu, để hoàn thành giai đoạn ấu trùng sâu có thể đục một đường dài khoảng 140mm. Ðiều này cho thấy nếu mật số sâu cao và nếu sâu tấn công vào giai đoạn lá còn thật non thì có thể sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

Kết quả quan sát ghi nhận sâu vẽ bùa bắt đầu gây hại từ giai đoạn sâu còn rất nhỏ (0,5mm). Ða số sâu (0,5mm) có khả năng đục lá với chiều dài đường đục đến 50mm, sâu (1-2mm) có thể đục với đường đục dài đến 80mm, và chiều dài đường đục của sâu tuổi lớn (3-4mm) có thể kéo dài đến  140mm. Trong trường hợp này nếu sâu tấn công sớm, lá hoàn toàn bị biến dạng, khô và rụng đi sau đó.

Sau khi nở sâu vẽ bùa đục những đường hầm ở mặt dưới lá để cạp ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục. Sâu ăn tới đâu thường bài tiết phân đến đấy, vệt phân thường kéo dài thành một đường liên tục, giống như sợi chỉ dài. Ðường đục thường thường rộng dần và kéo dài theo tuổi của sâu. Các đường đục này khi khô đi có hình dạng những đường ngoằn ngoèo rất rõ trên lá vì vậy loại sâu gây hại này được gọi là sâu vẽ bùa.  Thường một lá chỉ bị 1-2 sâu tấn công, tuy nhiên theo Liêu Thị Ngọc Sương (thông tin cá nhân -12/1999) thì tại Ðồng Tháp, có thể ghi nhận 3-4 sâu /lá. Và trên lá chanh, Zhang (1994) ghi nhận có thể phát hiện đến 20 sâu vẽ bùa trên lá.

  
Triệu chứng sâu vẽ bùa gây hại lá cam quít
(nguồn: Trần Văn Hai)

THIÊN ĐỊCH

Thiên địch là yếu tố quan trong có thể khống chế  sự bộc phát và gây hại của Sâu vẽ bùa trong điều kiện tự nhiên. Ðã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của thiên địch đối với sự khống chế sâu vẽ bùa trong điều kiện tự nhiên. 

Tại Ðài Loan, việc sử dụng nhóm ăn mồi Chrysopid Mallada basalis  để phòng trị sâu vẽ bùa trên Cam quít tại Taiwan tỏ ra có hiệu qủa rất tốt, với số lượng 1000 trứng M.  basalis/cây, loại ăn mồi này có thể khống chế P. citrella một cách rỏ rệt (Wu Tzekann,1995).   

Tại Kyusyu và Wakayama ( Nhật Bản ), 13 loại ký sinh đã được ghi nhân trên ấu trùng và nhộng của P.citrella, nhóm Eulophids là nhóm phổ biến nhất (Ujiye T, 1988).

Tình thiên địch Sâu vẽ bùa tại ÐBSCL: 

Bằng phương pháp nghiên cứu điều tra ngoài đồng và sau đó khảo sát trong phòng thí nghiệm, chúng tôi ghi nhận trong điều kiện tự nhiên sâu vẽ bùa bị ký sinh rất cao, hiện tượng sâu vẽ bùa bị ký sinh được ghi nhận trong suốt 12 tháng khảo sát. Sâu vẽ bùa có thể bị ký sinh suốt năm, tỷ lệ ký sinh biến động từ 18,8 - 69,7 %. Mức độ ký sinh được ghi nhận cao nhất vào các tháng 5-11 và giảm vào tháng 2 một cách rõ nét. Mặc dù sâu vẽ bùa hiện diện suốt năm nhưng mật số tập trung cao trong mùa mưa. Tỷ lệ bị nhiễm giảm vào cuối mùa mưa và trong mùa nắng. Kết quả khảo sát ghi nhận thành phần loài ký sinh khá phong phú, chủ yếu thuộc nhóm Ong ký sinh.Có tất cả 10 loại ong ký sinh khác nhau, thuộc 2 tổng họ Chalcidoidea và Ichneumonidea đả được phát hiện. Tổng họ  Chalcidoidea: chiếm tỷ lệ 96,5 % tỷ lệ ký sinh  với 8 loài khác nhau, tổng họ Ichneumonidea chỉ  chiếm tỷ lệ 3,5 % với  họ Braconidae ( 1 loài ) và Ichneumo -nidae ( 1 loài ).

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ  

Phòng trị sinh học :

Tại Taiwan, Lao và Chiu (1986) ghi nhận ( Zhang và ctv ,1994 trích dẫn)  thiên địch trong điều kiện tự nhiên có thể khống chế 90% sâu vẽ bùa và theo các tác gỉa này thìì không cần thiết sử dụng hóa chất để phòng trị sâu vẽ bùa. Ðể  ngăn ngừa  sự phát tán mới đây của Sâu vẽ bùa, những chương trình phòng trừ sinh học đã được tiến hành tại nhiều nước. Cho đến nay, nhiều loại thiên địch đã được du nhập và định cư tại Florida (Smith và Hoy, 1995), Úc ( Neale và ctv, 1995) và Israel (Argov và Rossler,1996). Tại ÐBSCL,  kết qủa nghiên cứu của một số tác giả đã ghi nhận, Kiến vàng Oecophylla smaragdina có khả năng hạn chế Sâu vẽ bùa

Kết qủa khảo sát của chúng tôi cũng ghi nhận trong những vườn có Kiến vàng, tỷ lệ bị nhiễm sâu vẽ bủa rất thấp. Trong thí nghiệm bước đầu xác định vai trò của Kiến vàng Oecophylla smaragdina, Marco barzman và ctv (1995) ghi nhận trên 6 vườn quan sát thì có 4 vườn, sự thiệt hại do sâu vẽ bùa gay ra trên những cây có kiến thấp hơn những cây không có kiến và sự khác biệt này tuy không lớn nhưng ổn định trong suốt 2 tháng điều tra.   


Kiến vàng có ích
(nguồn: Trần Văn Hai)

Nhìn chung trong điều kiện tự nhiện, nếu sử dụng thuốc hóa học một cách hợp lý để bảo vệ thiên địch thì sự gây hại của sau vẽ bùa sẽ không đáng kề, sâu có thể hiện diện thường xuyên nhưng mật số thấp  và như vậy sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến năng suất và sự phát triển của cây. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận sự mất lá 10% do sâu vẽ bùa gây ra  không làm ảnh hưởng trên năng suất. 

Kỷ thuật canh tác:

Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sư lây nhiễm liên tục trong năm. 

Phòng trị hóa học : 

Trên các thử nghiệm ngoài đồng tại Nagpur, Maharashtra, Ấn Ðộ, Katole và ctv (1993) ghi nhận  Phosphomidon và Dimethoate  có hiệu qủa phòng trị tốt sâu vẽ bùa. Và theo Jerraya A., S.Kheder Boulahia 1997 thì Acétamide sử dụng với liều lượng 6-10 g a.i./hl tỏ ra có hiệu qủa tương đương với Imidaclopride sử dụng ở liều lượng 12 ga.i./hl trong cùng một điều kiện sử dụng. Hiệu qủa của 2 loại thuốc này kéo dài trong khoảng 15 ngày và như vậy có thể bảo vệ được giai đoạn mẫn cảm của cây. Tác động của 2 loại thuốc này đối với thiên địch (nhóm ký sinh) cũng tức thời có nghĩa là sau khi phun thuốc mật số của thiên địch giảm (có thể do mật số của ký chủ bị giảm), tuy nhiên chỉ sau 4 tuần sau khi phun thuốc, mật số thiên địch lại khôi phục như lúc ban đầu . 

Bên cạnh đó thì hiệu qủa của Condifor cũng đã được Puiggros và ctv ghi nhận (1995) (Boulahia S. Kheder  trích dẫn 1996),  Confidor, tương tự như Abamectin và Dimilin, vẫn còn hiệu qủa sau khi sử dụng thuốc 7 ngày, và nếu hổn hợp với 1% dầu ( Pena,1994) hiệu qủa có thể kéo dài đến  27 ngày. (White và ctv 1995, Barrera và ctv 1995).Boulahia S. Kheder( 1996)  trong một thí nghiệm thực hiện tại Tunisie  cũng ghi nhân trong 3 loại  thử nghiệm: Confidor, Evisect S và dầu khóang Oleostec  thì  Condifor tỏ ra có hiệu qủa rất cao so với 2 loại kia, có thể gây ra tử vong cho SVB đến 82,55%, trong khi đó tỷ lệ tử vong gây ra bởi 2 nhóm  kia ì 66,46% và 61,72%.   

Sử dụng Dầu khoáng : 

- Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu qủa của dầu khoáng đối với sâu vẽ bùa cũng đã được khẳng định tại nhiều nơi trên thế giới. Theo Samuel Vallée, 1996, các loại dầu khóang tỏ ra có hiệu qủa cao và trên 10 năm qua, dầu khoáng đã được sử dụng và đã  tỏ ra có hiệu qủa tại nhiều nước như USA, Uïc, Tây Ban Nha.

Theo Samuel Vallée sử dụng dầu khóang tỏ ra có lợi  do: 

*- Ít độc đối với động vật có xương sống và những sinh vật  không gây hại, không độc đối với con người.

*-  Phân huỷ nhanh, không để lại dư lượng trong môi trường. Tác động của thuốc được thể hiện qua 3 khía cạnh: phun trên lá, dầu khoáng sẽ hình thành một lớp dầu mỏng trên lá làm ngăn cản sự đẻ trứng của thành trùng, nếu sử dụng dầu khoáng sau khi SVb đả đẽ trứng  dầu sẽ làm trứng chết .
*-  Nếu sử dụng phối hợp với thuốc trừ sâu, tác động sẽ mạnh hơn trên ấu trùng và dầu khóang sẽ dễ dàng xâm nhập vào biểu bì của lá để tác động đến sâu nằm phía dưới đó. 

Tuy nhiên do tính lưu tồn kém, nên phải sử dụng nhiều lần, đưa đến tình trạng là phải sử dụng thuốc nhiều lần và như vậy việc sử lý sẽ  có thể không có hiệu qủa kinh tế  (Samuel Vallée, 1996).

Một số khuyến cáo về biện pháp phòng trị sâu vẽ bùa tại ÐBCL: 

Nuôi Kiến Vàng Oecophylla smaragdina. 

Chỉ sử dụng các loại dầu khoáng hay thuốc hóa học để phòng trị Sâu vẽ bùa khi tỷ lệ lá bị nhiễm nhiều hơn 10%.  Ðối với thuốc hóa học, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu gốc Lân hoặc gốc Cúc để phòng trị, tuy nhiên cần nhớ sâu vẽ bùa có thể bộc phát tính kháng đối với thuốc, đặc biệt là đối với nhóm cúc tổng hợp, vì vậy khi sử dụng thuốc cần luân phiên các thuốc có gốc hóa học khác nhau và do tập qúan gây hại của sâu là ăn lòn trong lá nên thuốc không dễ tác động ngay đến sâu, sau khi phun thuốc cần kiểm tra theo dõi để xác định hiệu qủa, nếu mật số sâu còn cao hơn 10% cần tiếp tục phun lần thứ hai vào 14  ngày sau khi phun lần thứ nhâtú.  Tuy nhiên do vai trò thiên địch rất cao trong việc khống chế sâu vẽ bùa, khi quyết định phun thuốc cần xác định, song song với việc xác định tỷ lệ lá bị nhiễm, cần xác định tỷ lệ sâu bị ký sinh, nếu tỷ lệ sâu bị ký sinh trên 30% thì không nên phun thuốc.


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0
Từ khóa: Sâu vẽ bùa

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0