8:40 PM , 19

  Kỹ Thuật Trồng

Trang nhất » Kỹ Thuật Trồng » Cây ăn quả

Kỹ thuật trồng chuối tây cấy mô

12:19 PM, 2013-05-12
Chuối tây cao trên 3m, mỗi buồng có 8 -10 nải, thịt quả rắn, vị ngọt. Chuối cấy mô thi hoạch sau 15 -17 tháng trồng.


Kỹ thuật trồng chuối tây

Chuối tây cao trên 3m, mỗi buồng có 8 -10 nải, thịt quả rắn, vị ngọt.
Chuối cấy mô thi hoạch sau 15 -17 tháng trồng.
1 . Cách trồng
Đồng bằng: đào hố trồng kích thước khoảng 40 x 40 x 40 cm.
Vùng đồi: đào hố trồng kích thước khoảng 50 x 50 x 70 cm
Mật độ hàng – hàng: 2 – 2.5m. Cây – cây : 2 – 2.2 m
2. Chăm sóc

2.1. Phân bón

Bón lót mỗi hốc 3 – 5kg phân chuồng hoai mục + 500g phân lân + 1kg vôi bột + 10g Basudin, trộn đều lấp cát và trồng cây lên tránh cho rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân. Khi trồng lưu ý phủ đất kín gốc với độ sâu lấp đất sao cho sau khi trồng cách mặt đất 10 cm. Sau khi trồng xong phải tưới đủ ẩm.

Sau 5 -10 ngày cây bén rễ ra lá mói bón thúc lần 1: hòa tan 10g ure = 50g phân lân + 10g kali + 10 lít nước sau đó tưới vào gốc 1 -2 gáo/gốc

Sau khi trồng 30 – 40 ngày bón thúc lần 2, phân cũng được hòa tan trong nước, lượng phân có thể tăng lân đáng kể, tùy thuộc vào tốc độ phát triển của cây. Thời gian đầu mới cây trồng còn nhỏ, bộ rễ rất nhạy cảm nên cần chú trọng chăm sóc, bón phân. Lượng phân thời kì đầu không nhiều nhưng cần thường xuyên có đủ dinh dưỡng cho cây. Định kì tháng tưới 2 lần cho đến khi cây cao 1m trở lên thì ta có thể bón phân vào gốc, 2 – 3 tháng bón phân 1 lần. lượng phân cũng tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của cây. Mỗi lần bón ta có thể vun gốc để tạo thành luống tránh hiện tượng trồi gốc cây gây đổ cây. Tuyệt đối không được bón phân chuồng tươi. Khi bón phân cũng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, nhiệt độ quá cao hay thấp thì không nên bón để tránh gây tổn thương đến bộ rễ.

2.2.Tỉa cây

Là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng. Trên cây mẹ chỉ đển 1 -2 mầm cây con, khoảng cách đồng đều và nên để lại những cây con xa gốc cây mẹ, tránh ở vị trí dưới buồng chuối, chọn tuổi chồi sao cho 1 năm thu hoạch 1 – 2 buồng.

2.3. àm cỏ và vệ sinh đồng ruộng

Khi cây chuối mới trồng, cây còn chưa phủ kín đất. Để tránh lãng phí đất có thể trồng xen canh các lại rau màu.

Dọn lá già: khi lá chuối tây đã khô, không còn tác dụng nuôi cây thì cần vệ

sinh cắt bỏ để hạn chế sâu bệnh lây lan

2.4. Phòng trừ sâu bệnh hại

Cây chuối thường bị 1 số loại sâu ăn lá phá hoại như: bọ nẹt, châu chấu, nhiều loại bọ cánh cứng gặm vỏ, tuyến trùng phá hoại rễ, một số rệp trích hút nhựa và quả non.

Xử lý đất bằng vôi bột, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại, sau khi cây trổ buồng xong phun thuốc trừ sâu bệnh hại quả non, bao buồng bằng nilon trắng để tránh hiện tượng rám quả.

( Thuốc trừ sâu: Basudin, thuốc trừ nấm: Boocdo, Zinep, Aliet, ...)

Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0