9:07 AM , 27

  Kỹ Thuật Trồng

Trang nhất » Kỹ Thuật Trồng » Cây ăn quả

Kỹ thuật trồng cây cam canh

8:21 AM, 2012-07-15
Cây cam Canh (còn gọi là cam đường) có giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi phải áp dụng tốt các biện pháp thâm canh. Để trồng cam đạt hiệu quả cao, khắc phục một số hiện tượng: ít quả, nứt hoặc khô quả, ra quả cách năm, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh

I. Nguồn gốc, đặc điểm

* Nguồn gốc: Là giống được trồng lâu đời ở xã Vân Canh – Hoài Đức (Hà Tây). Đang được trồng nhiều ở Từ Liêm (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên).

* Đặc điểm: Cây sinh trưởng khoẻ, tán cây hình dù, lá không eo, màu xanh đậm. Cây cao 3-3,5 m, đường kình 3-4 m, ra hoa tháng 2-3. Thu hoạch tháng 11-12.

  Quả hình cầu dẹt, chín màu đỏ, vỏ mọng, ruột màu vàng, ăn ngọt, thơm. Trọng lượng trung bình 80 gr – 120 gr/quả.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Làm đất, đào hố, bón lót

* Làm đất và đào hố: Làm sạch cỏ dại, đào hố theo kích thước rộng 60 cm, sâu 60 cm.

* Bón lót:

- Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg/hố
- Super lân: 0,5-0,7 kg/hố
- Vôi bột: 0,3-0,5 kg/hố


2. Thời vụ, mật độ, cách trồng

* Thời vụ:

- Vụ Xuân trồng tháng 2-4.

- Vụ Thu trồng tháng 8-10.

* Mật độ khoảng cách

  Tuỳ theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau: Khoảng cách trung bình (5 x 6 m), mật độ 333 cây/ha. Có điều kiện thâm canh cao trồng dày khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 800 – 1.000 cây/ha.

* Cách trồng

  Hố thường phải đào trước khi trồng 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm.  Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.

3. Chăm sóc sau  khi trồng

* Tưới nước:

  Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.

* Bón phân

- Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11.

  Lượng bón:

- Phân hữu cơ hoai mục: 5-20 kg/cây
- Đạm Urê: 0,1-0,2 kg/cây
- Super lân: 0,2-0,5 kg/cây
- Kali: 0,1-0,2 kg/cây

  Khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ.

- Thời kỳ thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm:

  + Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + Super lân + Vôi.

  + Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm Urê + Kali.

  + Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5: Đạm Urê + Kali.

  + Bón thúc cành thu và tăng trọng quả tháng 7 – tháng 8: Đạm Urê + Kali.

  Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau:

  - Phân hữu cơ hoai mục::   20-30 kg/cây
  - Đạm Urê:   0,5-0,8 kg/cây
  - Super lân:   0,5-1,0 kg/cây
  - Kali:  0,1-0,3 kg/cây
  - Vôi bột:  0,5-1 kg/cây


  Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất để tăng hoặc giảm lượng phân bón.

  Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.

* Bón tỉa cây

  Khi cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch cần đốn tỉa bỏ cành nhỏ, cành trong tán, cành sâu bệnh... và tiến hành thường xuyên tạo thuận lợi cho việc hình thành quả.

* Phòng trừ sâu bệnh

  Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời.

  Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh...) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh...

- Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC; Pegasus 500 EC; Actara 25 WG; Danitol 10 EC...

- Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc đồng...

  Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.

* Chú ý: Sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở nhãn thuốc.

III. Thu hoạch và bảo quản

   Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).

   Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.
 

cam đường canh

Cây Cam đường Canh là giống cây được Viện Nghiên cứu rau quả nghiên cứu và tuyển chọn. Để mua cây giống, bà con có thể liên hệ với: chúng tôi tại Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm. Điện thoại: 04. 668 07 969 - 0979 589 557 - email: info@giongcaytrong.org

Tác giả: Nguyễn Đức Thi

Theo nnptntvinhphuc.gov.vn

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0