9:31 AM , 19

Trang nhất » Sâu Bệnh Thời Vụ » Trên cây lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm (Scirpophaga incertulas Walker)

12:44 PM, 2012-10-20
 

1. Đặc điểm nhận biết 

- Bướm màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen rõ.

- Nhộng dài 10-15mm, màu trắng đục nằm trong ống rạ

- Trứng hình bầu dục dài 0,8-0,9mm, đẻ thành ổ. Ổ trứng có hình bầu dục, ở giữa ổ hơi nhô lên, trên mặt ổ trứng có phủ lông màu vàng nhạt; Sâu non gây hiện tượng nõn héo và bông bạc trên đồng ruộng.  

2. Điều kiện phát sinh gây hại

- Gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của lúa. Sâu phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 26-30oC, độ ẩm bão hoà. Một năm sâu phát sinh 6 lứa, quan trọng nhất là lứa 2 (tháng 5) và lứa 4, 5 (tháng8, 9) gây bông bạc. Lúa bón nhiều đạm, giai đoạn mạ, lúa đẻ nhánh rộ, làm đòng - trỗ thường bị sâu hại nặng.

3. Biện pháp phòng trừ

- Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Cày lật gốc rạ phơi ải hoặc làm dầm (ngâm nước) sau thu hoạch để diệt sâu non. Cắt dảnh héo, ngắt ổ trứng, bẫy đèn đồng loạt bắt bướm.

- Khi mật độ ổ trứng từ ≥ 0,5 ổ/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh) hoặc 0,2 - 0,3 ổ trứng/m2 (giai đoạn lúa sắp trỗ) cần phòng trừ bằng thuốc hoá học. Phun các loại thuốc Sadavi; Padan 95SP, Regent 800WP sau khi bướm rộ 5-7 ngày. Dùng thuốc Basudin 10G, Diaphos 10G trộn với đất bột, rắc khi bướm rộ. Khi rắc thuốc chú ý ruộng phải có nước.


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0