6:16 PM , 29

Trang nhất » Sâu Bệnh Thời Vụ » Trên Cây ăn quả

Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus Banks

4:56 PM, 2013-04-21

Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus Banks

Họ: Tarsonemidae - Bộ: Acari

Tên khoa học khác: Hemitarsonemus latus Banks, Tarsonemus translucens (Green), Hemitarsonemus translucens .

TÌNH HÌNH PHÂN BỐ VÀ KÝ CHỦ  

Phân bố: Bỉ, Ðức, Hy Lạp, Hungary, Ý Ðại Lợi, Netherlands, Norway, Romania, Tây Ban Nha, Thụy Ðiển, Anh, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Indonesia, Nhật Bản, Mã Lai, Myanmar, Oman, Phi Luật Tân, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Châu Phi, Argentina, Bermuda, Brazil, Gia Nã Ðại, Colombia, Cuba, Guadeloupe, Guyana, Martinique, Nicaragua, Peru, Puerto Rico, Trinidad, Tobago, Hoa Kỳ, Venezuela, Úc, Fiji, Guam, New Zealand, Papua New Guinea và các quần đảo Solomon (Crop Protection Compendium, Module 1,  CD của CAB). 

Ký chủ: Nhện Trắng thuộc nhóm đa ký chủ, được ghi nhận trên 60 họ thực vật khác nhau với các ký chủ chính và phụ như sau:  Bông vải, Cam, Quít, Ớt,  Cà,  Trà, Ðu Ðủ, Ðay, Dưa leo, Nho  Chanh. (ký chủ chính);: Cà phê, Cà chua, Khoai tây trắng, Bơ, Xoài, Họ Thập tự, Ðậu, Thầu dầu và nhiều loại thực vật khác.

ÐẶC ÐIỂM HÌNH THÁI

Trứng rất nhỏ, trong suốt, hình bầu dục, mặt dưới dẹp, mặt trên có 5-6 hàng ống nhỏ dạng u lồi. Thời gian ủ trứng 2-3 ngày. Ấu trùng cũng rất nhỏ, hình trái lê, thường tập trung gần vỏ trái nơi Nhện được nở ra từ trứng. Giai đoạn ấu trùng kéo dài khoảng 2-3 ngày. Thành trùng có chiều dài 0,16 mm, chiều ngang 0,096mm.   


Nhện trắng

Chu kỳ sinh trưởng rất ngắn, 4-5 ngày (từ trứng đến thành trùng). Thành trùng Cái và Ðực có thời gian sống lần lượt là 11-12 và 15-16  ngày. Thành trùng Cái đẻ khoảng 25 trứng, mỗi ngày đẻ từ 2-4 trứng. Vào giai đoạn trưởng thành, con Ðực thường mang con Cái (giai đoạn tiền trưởng thành II) trên cuối lưng bụng, ở tư thế nằm ngang, tạo nên một dạng chữ T rất đặc trưng. Trong điều kiện phòng thí nghiệm tỷ lệ  Cái/Ðực khoảng 2,3-2,8.   


Vòng đời nhện trắng

Trứng được đẻ ở mặt dưới lá non,  trên cành non, trên trái non, cuống  bông hay bông. Nhện Trắng thường thích tấn công phần vỏ (trái non, đường kính khoảng 2,5 cm) nằm trong tán lá. Khi bị gây hại, bề mặt vỏ trái mất mầu, phát triển không đều, gần giống như triệu chứng da cám. Trái có thể bị biến dạng, ngưng phát triển và  rụng sau đó. Khi mật số cao, Nhện Trắng tấn công cả phần lá non, làm lá bíen mầu  và có thể phát triển cong queo.


Triệu chứng lá bị nhện trắng gây hại
(nguồn: Trần Văn Hai)

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ  

Trong điều kiện tự nhiên, nhóm Nhện gây hại cũng bị rất nhiều loài thiên địch  tấn công  nên mật số của chúng thường  không cao, tuy nhiên việc sử dụng thường xuyên các thuốc hóa học có phổ rộng đã tiêu diệt nhiều loài thiên địch của Nhện gây hại, điều này sẽ đưa đến sự gia tăng mật số và sự bộc phát của Nhện. Nhiều loại thuốc hóa học khi sử dụng liên tục sẽ gây hiện tượng lờn thuốc trên Nhện. Bên cạnh đó, một số loại thuốc còn có khả năng làm gia tăng mật số Nhện gây hại qua việc kích thích sự sinh sản của Nhện hoặc cũng có thể thuốc đã làm thay đổi các đặc tính sinh lý của cây ký chủ. Ngoài biện pháp hoá học, nhiều biện pháp sinh học cũng được áp dụng như sử dụng các Nhện thiên địch thuộc họ Phytoseiidae (Euseius finlandicus, Amblyseius potentillea, A. surirskii, A. aberrans, Phytoseiulus plumifer, Typhlodromus cotoneastri).  

Những biện pháp canh tác, phân bón  cũng  ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các quần thể Nhện. Trong những vườn giầu chất dinh dưỡng, mật độ Nhện thường cao hơn những vườn nghèo dinh dưỡng (Minh Nguyệt, 1990).

Có thể sử dụng thuốc hoá học khi mật số Nhện đạt 3 con thành trùng /lá hoặc trái.

Sử dụng các loại thuốc đặc trị Nhện, các loại thuốc trừ Sâu gốc Cúc hoặc Lân hữu cơ kết hợp với Dầu khoáng. Ðể ngăn chặn sự bộc phát tính kháng thuốc, khi sử dụng thuốc hóa học cần luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau. Có thể sử dụng các loại thuốc như Comite, Trebon, Pegasus, Bi 58, Phosalone, Kelthane, Zineb, Danitol...... (theo liều lượng khuyến cáo) và Dầu khóang DC-Tron Plus (C 24) (nồng độ 0,5%) hoặc Zineb 0,2% để phòng trị. 

Tuy nhiên do tính lưu tồn kém, nên phải sử dụng nhiều lần, đưa đến tình trạng là phải sử dụng thuốc nhiều lần và như vậy việc sử lý sẽ  có thể không có hiệu qủa kinh tế  (Samuel Vallée, 1996)


Tổng số điểm của bài viết là: 2.0
Từ khóa: Nhện đỏ

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0