2:14 AM , 29

Trang nhất » Khoa Học Trong Nước » 2013 » Tháng mười hai » 18

Hội thảo truyền thông về Công nghệ sinh học nông nghiệp

6:56 PM, 2013-12-18
Trong 2 ngày 9-10/5/2013 tại Khách sạn Melia Hà Nội, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã phối hợp với Hội đồng Thông tin thực phẩm Quốc tế Hoa Kỳ (IFIC) tổ chức Hội thảo truyền thông về Công nghệ sinh học nông nghiệp. 
Đến dự Hội thảo có các đại biểu đại diện cho Cục An toàn VSTP- Bộ Y tế, Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Tài nguyên Môi trường, Cục trồng trọt, Vụ HTQT, Phòng tuyên truyền - Bộ Nông nghiệp & PTNT, Viện Ngiên cứu Gen, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Lê Bá Tịch, GS. Di truyền học Lê Đình Lương, đại diện các công ty như Sygenta, Dekaplp…, đại diện các đơn vị thành viên và các Ban chức năng của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và các cơ quan truyền thông như Báo Tiền phong, Thời báo Kinh tế Sài gòn, Báo Đấu thầu, Báo Nông nghiệp Việt Nam... và một số đài truyền hình. 
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo của các chuyên gia Mỹ và Việt Nam về các chủ đề liên quan đến công nghệ sinh học ở Hoa kỳ, Việt Nam và những khu vực chính trên thế giới. Về phía Hoa Kỳ, có các bài trình bày của ông Andrew Benson, Phó chủ tịch phụ trách quan hệ quốc tế - IFIC, bà Kimberly Reed- Phó chủ tịch IFIC, TS. Marina Newell-Mc Gloughlin - ĐH California, TS. Timothy Sellnow - ĐH Kentuchy. Về phía Việt Nam, có báo cáo tham luận của GS.TSKH Bùi Chí Bửu- Phó Giám đốc VAAS, TS. Nguyễn Văn Tuất – Phó Giám đốc VAAS, TS. Lê Thị Thu Hiền – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gen. 
Nội dung chính của cuộc Hội thảo là đề ra và thảo luận về những phương pháp truyền thông hiệu quả nhất về công nghệ sinh học cũng như sản phẩm công nghệ sinh học đến người tiêu dùng. Điều này dựa trên những cơ sở khoa học xác thực, từ đó có những cách phổ biến thông tin thuyết phục để người dân tin tưởng và yên tâm khi dùng sản phẩm công nghệ sinh học.
Sản phẩm công nghệ sinh học là một khái niệm mới thay cho sản phẩm từ công nghệ biến đổi gen mà thế giới đã biết đến từ trước đến nay. Việc phổ biến sử dụng sản phẩm cây trồng biến đổi gen còn gặp nhiều rào cản do quan niệm và hiểu biết chưa sâu rộng của người dân ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam – đó là nhận định của GS.TSKH Bùi Chí Bửu. Theo báo cáo của các chuyên gia Mỹ, ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, cây trồng biến đổi gen đã được người dân sử dụng rộng rãi. Với sự gia tăng dân số ngày càng cao thì sản phẩm biến đổi gen là một giải pháp có thể nói là lý tưởng để đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Ngoài ra, sản phẩm biến đổi gen cũng đảm bảo an toàn thực phẩm, mang lại lới ích cho người tiêu dùng, đảm bảo tính bền vững cho môi trường. Một điều không thể phủ định là nhờ có công nghệ biến đổi gen đã tạo ra các giống cây trồng mới có những phẩm chất tốt như năng suất cao, chất lượng tốt, tính chống chịu cao với sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận… Những ưu điểm này khó hoặc gần như không thể đạt được cùng một lúc bằng các cách lai tạo giống khác nhau mà chỉ có thể hội tụ nhờ công nghệ biến đổi gen. 
Hiện nay, các nước tiêu dùng nhiều cả về lượng và loại sản phẩm biến đổi gen là Mỹ, Braxin, Trung Quốc… Cây trồng biến đổi gen như ngô, đậu tương, bông, cà chua, đu đủ… đã mang lại những lợi ích đáng kể cho sản xuất nông nghiệp ở các nước này. 
Tuy nhiên, có không ít các ý kiến trái chiều về vấn đề biến đổi gen trong quần chúng nhân dân, giữa các cơ quan hữu quan, thậm chí giữa các nhà khoa học và chính phủ các nước. Dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có một chứng minh khoa học nào cho luận điểm rằng sản phẩm biến đổi gen có nguy cơ không an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng. 
Nhưng làm thế nào để đạt được sự chấp thuận rộng rãi và tin tưởng của người dân vào sản phẩm biến đổi gen là một điều không đơn giản, cũng là một thách thức không nhỏ của giới truyền thông. Các cuộc hội thảo, tập huấn, truyền thông miệng, báo giấy, đài, báo mạng hay tivi… đều là các cách có thể đưa đến những thông tin xác thực cho người dân. Sự thiết lập một mạng lưới truyền thông kết hợp của các phương tiện truyền thông đó, cũng như sự liên kết, phối hợp chặt chẽ của những người làm công tác truyền thông với các nhà khoa học sẽ là phương pháp hữu hiệu để sản phẩm biến đổi gen đến với người tiêu dùng. Điều đó cần có sự đầu tư đáng kể và những chính sách đúng đắn, cởi mở của các quốc gia.
Mong rằng sự kỳ vọng của những người tiêu dùng và ủng hộ sản phẩm biến đổi gen như an toàn sức khoẻ, lợi ích dinh dưỡng, chất lượng và sản lượng cao, cải thiện sản xuất nông nghiệp, hạn chế tối đa sử dụng thuốc hoá học, bền vững môi trường, … sẽ được đáp ứng. 
Kim Ngọc - VAAS

Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Lịch

«  Tháng mười hai 2013  »
Cn234567
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0