7:55 PM , 20

Trang nhất » Khoa Học Trong Nước » 2013 » Tháng năm » 4

Cây trồng biến đổi gen , triển vọng phát triển

4:46 PM, 2013-05-04

Ngày 8/3/2013 tại Hà nội được sự cho phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Di truyền Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng CNSH trong nông nghiệp (ISAAA) đã tổ chức Hội hội thảo "Hiện trạng toàn cầu về thương mại hóa cây trồng biến đổi gen năm 2012” nhằm giới thiệu về tình hình sản xuất, thương mại toàn cầu cây trồng biến đổi gen năm 2012 và cung cấp các thông tin mới nhất về hiện trạng, tác động và triển vọng của cây trồng biến đổi gen.

Tham gia Hội thảo có TS James Clive- Chủ tich ISAAA, TS Randy Hautea - Điều phối viên toàn cầu của ISAAA, GS-TS Võ Tòng Xuân- thành viên Ban điều hành ISAAA, TS Nguyễn Thị Thanh Thủy - Phó vụ trưởng Vụ KHCN&MT-Bộ NN&PTNT, PGS.TS.Nguyễn Văn Tuất – Phó Giám đốc Viện KHNNVN, Chủ tịch Hội đồng an toàn sinh học Bộ NN&PTNT; PGS-TS Lê Huy Hàm- Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, PGS-TS Triệu Văn Hùng- Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam, các nhà quản lý về CNSH từ các Bộ: Khoa học và công nghệ, Tài nguyên &MT, Y tế, Công – Thương, Sở Nông nghiệp &PTNT một số tỉnh; các nhà khoa học đến từ các Viện nghiên cứu, các trường đại học, đại diện một số doanh nghiệp, hiệp hội liên quan đến việc sản xuất và sử dụng cây trồng biến đổi gen; Đại diện các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh và truyền hình. 

Cây trồng Công nghệ sinh học/cây trồng chuyển gen (GM) được trồng lần đầu tiên cách đây hai thập kỷ, các nước đang phát triển có diện tích canh tác lớn hơn các nước công nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và tiếp tục xóa bỏ tình trạng đói nghèo ở một số những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Theo thông cáo báo chí của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng CNSH trong nông nghiệp (ISAAA), năm 2012, diện tích trồng cây CNSH ở các nước đang phát triển chiếm khoảng 52% diện tích trồng cây CNSH trên toàn cầu, tăng cao hơn con số 50% của năm 2011 và cao hơn con số 48% của các nước công nghiệp trong năm 2012.

Tại hội thảo, đại biểu tham dự đã được nghe các báo cáo: "HIện trạng cây trồng CNSH được thương mại hóa trên toàn câu năm 2012” của TS Clive James và "Tác động của thương mại hóa ngô CNSH/GM tại Philippine” của TS Randy A Hautea, "Trớ trêu trong xuất – nhập nông sản? Do đâu” của GS.TS Võ Tòng Xuân. Các báo cáo đã đã nêu bật được những vai trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ sinh học và cây trồng chuyển gen trong nông nghiệp cũng như góp phần ổn định an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo nhất là đối với các quốc gia đang phát triển.

Trong phiên thảo luận, Đoàn chủ tịch liên tục nhận được những chất vấn của các nhà khoa học, nhà báo và người tiêu dùng như: Tại sao lại thay đổi khái niệm, cây trồng biến đổi gen thành cây trồng công nghệ sinh học? tại sao cây trồng biến đổi gen được phát triển ở những nước đang phát triển hơn ở các nước phát triển?... Trung qui lại mọi thắc mắt đều xoay quanh vấn đề an toàn của công nghệ mới này đối với sức khỏe con người. Giải đáp những thắc mắc này, TS Clive James chia sẻ "Trong cuộc sống không có cái gì là an toàn 100%. TS dẫn chứng, "ở Đức 2 năm trước có mấy chục người chết và hàng ngàn người nhập viện vì nhiễm khuẩn Ecoli trong giá đậu sống. Tôi đảm bảo rằng nếu đó là vụ giá đỗ công nghệ sinh học sẽ có hàng trăm đài báo nhảy vào cuộc, đưa tin dài kỳ. Tại sao cây trồng công nghệ sinh học lại phải chịu điều tiếng? Vì nó quá mới dù độ an toàn của nó còn cao hơn cả công nghệ truyền thống thậm chí cả công nghệ hữu cơ vì sử dụng ít chất bảo vệ thực vật. Bởi vậy, chúng ta cần phải truyền tải thông tin đến người dân để họ có sự lựa chọn”. 
Việc thiếu hệ thống quản lý thích hợp, dựa trên khoa học và tiết kiệm chi phí-thời gian tiếp tục là trở ngại chính đối với việc áp dụng các loại cây trồng công nghệ sinh học. TS. James cho rằng cần phải có một hệ thống quy định có trách nhiệm, chặt chẽ nhưng không gây phiền hà đối với các nước đang phát triển nhỏ và nghèo.

"Cây trồng công nghệ sinh học là quan trọng nhưng không phải là liệu pháp tổng thể", ông bổ sung thêm "việc tuân thủ các tập quán thực hành nông nghiệp tốt như luân canh và quản lý tính kháng, là điều cần thiết cho cây trồng CNSH cũng giống như đối với cây trồng thông thường.”

Triển vọng ngắn hạn được thúc đẩy với các sản phẩm mới được cải tiến như ngô CNSH chịu hạn đầu tiên được phép trồng ở Mỹ vào năm 2013 và cũng lần đầu tiên đậu tương mang tính trạng tổng hợp được trồng ở Brazil và các nước láng giềng Nam Mỹ vào năm 2013. Tại Philippines, lúa gạo vàng tăng cường Vitamin A có thể được đưa ra vào niên vụ 2013/2014 sau khi được phê duyệt. Triển vọng trong thời gian tới, mức tăng diện tích cây trồng công nghệ sinh học toàn cầu có thể khiêm tốn hơn do tỷ lệ áp dụng đã khá cao đối với tất cả các loại cây trồng chủ yếu ở các thị trường tại các nước đang phát triển và công nghiệp, TS James lưu ý

vaas


Tổng số điểm của bài viết là: 5.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Lịch

«  Tháng năm 2013  »
Cn234567
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0