2:57 AM , 26

  Kỹ Thuật Trồng

Trang nhất » Kỹ Thuật Trồng » Cây có củ

Kỹ thuật canh tác khoai lang (p1)

11:28 AM, 2012-10-22
 
 

1. Thời vụ: Tại miền Nam nước ta, khoai lang có thể trồng quanh năm (nếu đủ nước), nhưng cây chỉ cho năng suất tối đa nếu trồng đúng thời vụ. Ở niềm Tây Nam bộ, trồng vào tháng 4-5 dl (thu hoạch vào tháng 8-9 dl) hay tháng 11-12 (sau mùa lúa).

 

2. Sửa soạn đất:

 

 

 

            - Đất thịt cần được cày xới kỷ, sâu khoảng 15-20 cm và sạch cỏ. Đất cát không cần sửa soạn, nhưng phải đảm bảo ẩm độ đất. Sau khi làm đất, đất được lên luống. Chiều cao và bề rộng tùy theo giống, đất đai và điều kiện canh tác. Luống rộng 70-100cm, mương rộng 30-40 cm, luống cao 30-50 cm.

 

            - Đất sét nặng cần lên luống cao để đất được thoáng, dể thoát nước và dễ thu hoạch.

 

            - Đất cát chỉ cần lên luống thấp hay không cần lên luống.

 

 

 

3. Giống:

 

 

 

3.1. Các giống khoai lang:

 

 

 

            Ở niềm Nam hiện nay có rất nhiều giống địa phương và du nhập được nông dân ưa chuộng và trồng khắp nơi như:

 

            - Tainung-55 (nguồn gốc Đài Loan): Củ hình trụ, vỏ ruột màu vàng cam. Giống chín sớm và hợp với khí hậu mưa và khô. Năng suất 17-18 tấn/ha. Trồng nhiều ở Mỹ Tho.

 

            - Tainung-57 (nguồn gốc Đài Loan): Củ hình trụ, vỏ ruột màu vàng cam. Giống chín sớm và chịu được ẩm. Năng suất 14-16 tấn/ha.

 

            - Okinawa – 100 (nguồn gốc Nhật): củ hình trứng có vỏ đỏ lợt, ruột màu vàng lợt. Giống chín sớm, hợp mùa mưa và chịu được đất hơi phèn. Thường trồng để chăn nuôi. Năng suất 16-19 t/ha.     

 

            - Bí đế (giống địa phương): củ hình thoi, có vỏ tím ruột vàng. Giống sớm và có phẩm chất ngon. Năng suất 10-15 t/ha.

 

            - Khoai lang Đà Lạt 9giống địa phương) : củ hình thoi, có vỏ tím và ruột vàng cam. Giống dẻo, ngọt và khá sớm. Năng suất khoảng 10-14 tấn/ha.

 

 

 

3.2. Lựa hom giống:

 

 

 

- Mập, mạnh, không sâu bệnh, có nhiều mắt (đốt). Trung bình hom tốt dài khoảng 30-40 cm, phải có từ 6-8 mắt.

 

            - Vị trí hom: Hom ngọn cho năng suất củ tốt nhất, kế là những hom giữa. Hom gốc thường cho năng suất kém.

 

- Ủ để tăng cường tính: hom nhổ xong để chỗ mát trong 1-2 ngày (nhưng không để chất đống) sẽ giúp hom mọc mạnh hơn (kh6ng để quá 3 ngày). 

 

- Chọn những hom ít rễ phụ và không bị ra hoa trước.

 

 

 

4. Đặt hom:

 

 

 

            Đặt hom nằm ngang trên luống, chôn sâu 5-15 cm, với 2/3 hom được chôn sâu dưới đất.

 

            Khoảng cách (100 –130 cm) x (20-30 cm) mật độ 30.000 hom/ha với mương rộng khoảng 30-40 cm.

 

 

 

5. Phân bón:

 

-          Phân chuồng: cung cấp chất mùn và một phần dưỡng liệu cho cây. Bón 6-8 tấn/ha.

 

-          Phân hóa học: Tỷ lệ N-P-K thay đổi theo vùng. Có thể áp dụng công thức 45-75-90

 

 

 

Cách bón: thường bón làm nhiều lần;

 

-          Bón căn bản (lót nền): bón đầy đủ hữu cơ (phân chuồng, phân xanh), phân P và ½ N + 1/2K vào lúc làm đất. Thiếu phân hóa học có thể bón thêm tro để cung cấp kali cho cây.

 

-          Bón thúc: cung cấp 1/2N và 1/2K còn lại. Thời gian bón thúc cho cây tối hảo là 30-45 ngày sau khi trồng. Ở đất nhiều cát có thể bón thúc 2 lần cho khoai lang:

 

 

 

+ lần 1: 15-30 ngày sau khi trồng. Bón ½ N còn lại nhằm thúc đẩy thân và lá phát triển.

 

+ lần 2: 45-60 ngày sau khi trồng. Bón ½ K còn lại, nhằm kích thích củ phát triển

 

           

 

Lượng kali bón thúc có thể chỉ cần rãi trên mặt đất, nơi gần gốc. Nếu bón chung với N nên rạch hàng cách gốc khoảng 10-25 cm, sâu 5-7 cm để bón.

 

            Phân được bón thành băng, dọc theo hàng khoai làng, cách gốc khoảng 10-15 cm, sâu khoảng 5-10 cm.

 

 

 

 

 
       
       

Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0