1. Đặc điểm nhận biết
- Rầy trưởng thành thân dài khoảng 3,5-4,0mm, có 1 dải trắng trên mảnh lưng giữa. Cơ thể có màu trắng kem, bụng màu đen. Con cái có 2 dạng: dạng cánh ngắn và dạng cánh dài, con đực chỉ có 1 dạng cánh dài.
- Trứng có dạng quả chuối tiêu, như trứng rầy nâu nhưng nhỏ hơn, dài và nhọn hơn, trứng mới đẻ có màu trong suốt, sau chuyển sang màu vàng.
- Rầy non màu trắng, càng lớn càng trắng sữa, hình quả trám, bò ngang, đốt rất đau.
2. Điều kiện phát sinh phát triển
Điều kiện khí hậu thích hợp cho rầy phát triển là những tháng mùa hè, có nhiệt độ bình quân là 25-30oC.
Trong năm xu thế biến động mật độ rầy tăng dần từ đầu đến cuối vụ chiêm xuân, còn đối với vụ lúa mùa, mật độ rầy tăng dần và đạt đỉnh cao trong tháng 8 rồi sau đó giảm dần.
Trên đồng ruộng, rầy lưng trắng phát sinh 6 lứa, trong đó cần chú ý 2 lứa: Lứa thứ 2 vào tháng 4 và lứa thứ 4 vào tháng 8. Lúa thường bị hại vào giai đoạn làm đòng.
3. Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng giống kháng rầy.
- Mật độ cấy hợp lý, bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều đạm.
- Trên những ruộng lúa có nước có thể sử dụng biện pháp rắc cát có tẩm dầu kèm theo khua động làm cho rầy "giả chết” rơi xuống nước, dầu vít lỗ thở của chúng làm cho chúng bị chết.
- Tạo môi trường thuận lợi cho tập đoàn thiên địch phong phú của rầy nâu cư trú và phát triển.
- Thường xuyên thăm đồng, cần đặc biệt chú ý tới những điểm thường có các ổ rầy những vụ trước.
- Khi mật độ rầy cám từ 2000 con/m2 giai đoạn lúa làm đòng, 3000con/m2 giai đoạn lúa trỗ cần phun thuốc diệt rầy. Dùng các loại thuốc Bassa 50EC, Regent 800WP, Trebon 20ND,... khi phun rẽ hàng lúa, phun vào gốc thì mới có hiệu quả. Nếu dùng thuốc nội hấp Actara 25WG ở thời kỳ lúa đẻ nhánh - trỗ bôngthì không cần rạch hàng.
Bài cũ hơn