11:42 PM , 23

Trang nhất » Sâu Bệnh Thời Vụ » Trên cây lúa

Sâu năn (Pachydiplosis oryzae)

12:44 PM, 2012-10-20
 

1. Đặc điểm nhận biết

- Trưởng thành còn gọi là muỗi: con cái thân dài 3,5 – 4,5mm, sải cánh rộng 8,5 – 9mm. Con đực thân dài 3mm, sải cánh rộng 6 – 7mm.

- Trứng: dài 0,4 – 0,54mm, hình bầu dục dài. Bề mặt trơn bóng. Trứng mới đẻ màu trắng sữa sau chuyển thành màu đỏ tím.

- Sâu non: đẫy sức dài 4 – 5mm, màu trắng sữa. Dịch cơ thể màu hồng nhạt.

- Nhộng: Dài 4mm, màu đỏ da cam, đỉnh đầu nhộng có một đôi gai.

Lá nõn bị sâu non gây hại thường tạo thành cọng hành màu vàng nhạt làm cho cây lúa không phát triển được, bị nặng tỷ lệ rảnh bị hại cao làm giảm năng suất rõ rệt.

2. Điều kiện phát sinh phát triển

Sâu năn thường phát sinh mạnh khi trời âm u, mưa nhiều, nhiệt độ từ 23-300C, ẩm độ từ 83-90%.

Muỗi năn phá hại chủ yếu thời kỳ mạ đã lớn, giai đoạn hồi xanh - để nhánh bị sâu hại nặng hơn các giai đoạn khác.

Ruộng bón nhiều đạm thường bị sâu hại nặng hơn.

Hàng năm sâu phát sinh 7 – 8 lứa, quan trọng nhất là lứa 1 (phát sinh từ đầu tháng 1 - cuối tháng 2) và lứa 5 (đầu tháng 5 - cuối tháng 6).

  3. Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng: tiêu diệt cỏ dại và xử lý lúa chét.

- Sử dụng giống chống chịu.

- Bón phân cân đối, lưu ý bón phân lân và kali đủ hoặc nhiều hơn bình thường để hạn chế sâu năn.

- Dùng bẫy đèn diệt muỗi.

- Bảo vệ ong ký sinh là thiên địch của sâu năn.

- Ruộng chớm bị sâu năn hại cần tháo nước phơi ruộng để hạn chế sự lây lan phát triển của sâu.

- Sử dụng các loại thuốc hoá học: Có thể sử dụng Địch bách trùng, Regent 5SC xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ (80cc cho 10kg) hoặc dùng Regent 0,3G, Vibasu, Furadan rắc trên ruộng lúa hoặc mạ trước khi muỗi ra rộ 1 tuần.


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0