1:24 PM , 19

Trang nhất » Sâu Bệnh Thời Vụ » Trên cây lúa

Sâu cuấn lá nhỏ (Medinalis Guenee)

12:47 PM, 2012-10-20
 

1. Đặc điểm nhận biết 

 - Ngài có thân dài 10mm, sải cánh rộng 19mm, màu vàng nâu, mép trước của cánh trước màu nâu đen, ở khoảng 2/3 kể từ gốc cánh ngài đực có chấm lõm màu đen óng ánh. Vân ngang trong và vân ngang ngoài màu nâu đen. Giữa 2 vân ngang có một vân ngắn cụt.

- Trứng hình bầu dục dài 0,5mm, màu vàng nhạt đẻ rải rác trên lá lúa. Mặt trứng có vân mạng lưới rất nhỏ.

- Sâu non đẫy sức dài 19mm, màu xanh lá mạ.

- Nhộng dài 7- 10mm, màu nâu; Sâu non nhả tơ khâu 2 mép lá lại tạo thành bao và ăn thịt lá trong bao làm lá lúa xơ xác không phát triển được. Một con sâu non ăn 6-7 lá. Mật độ cao năng suất giảm rõ rệt.

2. Điều kiện phát sinh gây hại

- Nhiệt độ từ 25 – 290 C và ẩm độ trên 80% là điều kiện thuận lợi cho sâu phát sinh gây hại, đặc biệt trong điều kiện có nắng mưa xen kẽ.

- Sâu thường gây hại nặng giai đoạn lúa làm đòng - trỗ và những ruộng lúa bón nhiều đạm; Một năm sâu có 6-7 lứa, những năm mưa nhiều, nóng ẩm lúa xanh tốt dễ gây thành dịch.

 3. Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông của sâu. Cấy dày vừa phải. Chăm sóc bón phân hợp lý.

- Bẫy đèn diệt bướm. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 9-12 con/m2(giai đoạn lúa đẻ nhánh), 6 – 9 con/m2 (lúa làm đòng) cần phun thuốc hoá học.

- Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Sumithion 50EC,... phun khi sâu còn tuổi 1-2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có hiệu quả.

- Bảo vệ các loài ký sinh thiên địch trên đồng ruộng: ong đen, ong đèn lồng, kiến ba khoang, bọ cánh cứng ba khoang, ếch, nhái…

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0