6:11 AM , 24

Trang nhất » Sâu Bệnh Thời Vụ » Trên Cây ăn quả

Sâu đục vỏ trái Prays citri Milliire

4:47 PM, 2013-04-21

Sâu đục vỏ trái Prays citri Milliire

Họ Yponomeutidae - Bộ Lepidoptera

Tên khoa học khác: Acrolepia citri Milliire, Prays nephelomima Meyrick

TÌNH HÌNH PHÂN BỐ VÀ KÝ CHỦ  

Phân bố: Pháp, Hy Lạp, Ý,  Bồ Ðào Nha,  Cyprus,  Ấn Ðộ,  Israel, Nhật Bản, Bồ Ðào Nha, Mã Lai,  Pakistan,  Phi Luật Tân,  Sri Lanka, Syria,  Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria, Egypt, Libya,  Mauritius, Bắc Phi, Nam Phi, Tunisie, Zimbabwe,  Úc, Fiji, New Zealand (Crop Prorection Compendium, Module 1,  CD của CAB) và Việt Nam . 

Gây hại chủ yếu trên Cam sành, Cam mật, Sảnh, Chanh và Bưởi

ÐẶC ÐIỂM HÌNH THÁI

Thành trùng là một loài bướm có kích thước rất nhỏ, mầu xám, chiều dài sải cánh khoảng 8mm. Âúu trùng có mầu xanh. Ibrahim và Shahateh (1984) ghi nhận trong điều kiện phòng thí nghiệm giai đoạn trứng kéo dài từ 2-6 ngày, ấu trùng 7,25 ngày, nhộng 3-10 ngày và thời gian sống của thành trùng 2-18 ngày. Con Cái có thể đẻ 39-334 trứng. Thời gian của chu kỳ sinh trưởng thay đổi chủ yếu theo điều kiện nhiệt độ. 

Trong điều kiện tự nhiên trứng được đẻ trên bông và trái non. Sau khi nở , ấu trùng đục vào trong phần vỏ của trái, ăn phá phần vỏ trái. Sâu chủ yếu gây hại nơi vỏ trái, không ăn phần múi của trái. Sau khi hoàn thành giai đoạn phát triển, Sâu chui ra ngoài, kéo một lớp tơ mỏng làm kén và hóa nhộng trong kén trên những lá gần nơi trái bị đục hoặc ngay cả trên trái. Trong điều kiện tự nhiên, P. citri thường bị các loại sinh vật ký sinh và ăn mồi tấn công như: Ageniaspis fuscicollis, NemorillamaculosaMetaseiulus occidentalisBacillus thuringiensis.

THIỆT HẠI

Tại nhiều nước trên thế giới, Sâu đục trái còn được gọi là Sâu bông Cam quít vì loài này là một đối tượng gây hại quan trọng trên bông của các loại cây thuộc nhóm Cam quít (Citrus), tuy nhiên tại Ðồng Bằng sông Cửu Long , P.citri  chủ yếu gây hại trên trái, đặc biệt là trên trái Bưởi, mặc dù Sâu cũng tấn công trên Cam, Chanh. Sâu tấn công khi trái còn rất nhỏ, vết đục đã tạo nên những u, sần trên trái, nếu bị nặng, trái sẽ rụng. Nếu Sâu tấn công vào giai đoạn trể hơn, trái sẽ phát triển bình thường nhưng sẽ bị biến dạng với những u sần  nhiều khi rất to, xấu xí, khiến trái không còn  giá trị thương phẩm, mặc dù chất lượng của trái không bị ảnh hưởng vì Sâu chỉ ăn phần vỏ và không đục vào trong phần múi.

   

Triệu chứng trái bị sâu đục trái tấn công
(nguồn: Trần Văn Hai)

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ  

Theo dõi, phát hiện triệu chứng Sâu mới gây hại trên trái khi cây vừa tượng trái.

Thu gom những trái bị nhiễm (trên cây và đã rụng xuống đất), chôn Sâu xuống đất để diệt Sâu còn hiện diện trong trái.

Ở những vùng thường xuyên bị nhiễm có thể sử dụng thuốc hoá học (gốc Lân hoặc gốc Cúc tổng hợp) để phòng trị khi cây vừa tượng trái non, có thể phun liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau từ  7-10 ngày.

Theo dõi phát hiện sự  hiện diện của nhộng trên lá, khi thấy nhộng xuất hiện rộ thì 5-7 ngày sau có thể sử lý thuốc để ngăn chận sự bộc phát của thế hệ kế tiếp.

Ở một số nước trên thế giới, Pheromone đã được sử dụng để dự tính dự báo Prays citri rất có hiệu quả.


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0