8:44 AM , 17

Trang nhất » Sâu Bệnh Thời Vụ » Trên Cây ăn quả

Rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama

4:52 PM, 2013-04-21

Rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama

Họ: Psyllidae - Bộ: Homoptera       

TÌNH HÌNH PHÂN BỐ VÀ KÝ CHỦ  

Phân bố: Afghanistan, Bangladesh, Brazil,  Nhật Bản, Ma cao, Myanmar, Singapore, Sri Lanka, Bangladesh,  Cambodia,  Trung Quốc, Ðài Loan, Ấn Ðộ, Indonesia, Lào, Mã Lai, Nepal, Pakistan, Phi Luật Tân, Saudi Arabia, Singapore, Việt Nam, Mauritius,  Reunion,  Brazil, Honduras, Paraguay, Uruguay. 

D. citri  gây hại chủ yếu trên  Chanh, Cam, Quít, Nguyệt Quới, Cần Thăng, Kim quít.

ÐẶC ÐIỂM HÌNH THÁI

Trứng mầu vàng, hình trái lê, dài khoảng 0,3mm, phía trên nhọn tạo thành một cuống nhỏ rất đặc biệt, thường được đẽ thành từng chùm ở trong nách lá hoặc trên lá các chồi lá non  (lá còn xếp, chưa mở ra).   


Trứng rầy chổng chánh
 
(nguồn: Trần Văn Hai)

Ấu trùng rất nhỏ, hình bầu dục dẹp, mới nở thường có mầu vàng tươi nhưng qua T2 và T3, ấu trùng thường có mầu xanh lục, T4 và T5 có mầu nâu vàng. Cơ thể mang 2 mầm cánh nhỏ, di chuyển chậm chạp, sống thành từng đám trên đọt non. Ấu trùng T1 thường tiết một sợi sáp mầu trắng, dài, dính ở phần đuôi cơ thể Ấu trùng T5 dài khoảng 1,5 mm với 2 mắt mầu đỏ, các đốt cuối của râu đầu mầu đen.   


Ấu trùng rầy chổng cánh
(nguồn: Trần Văn Hai)

Thành trùng có kích thước nhỏ, thân  dài từ 2,5- 3,0 mm, nâu xám, cánh  có mầu  nâu vàng, chân có mầu xám nâu. Phần giữa cánh trong suốt, kéo dài thành một dãy trắng từ gốc cánh đến cuối cánh, dãy này bị gẫy về phía cuối cánh. Ðầu nhọn, mầu nâu nhạt. Mắt có mầu đỏ.  Râu đầu ngắn có 5 đốt, đốt cuối râu đầu có mầu đen. Bụng của con Cái sắp đẽ và đang đẽ có mầu hồng, ống đẽ trứng nhọn, mầu đen, hiện diện rất rõ ở phần cuối bụng. Bụng của con Ðực thon nhọn, có mầu xanh nhạt. Khi đậu, phần bụng của thành trùng nhổng cao một góc 300 với bề mặt nơi đậu nên được gọi là Rầy Chổng cánh.


Thành trùng rầy chổng cánh
(nguồn: Trần Văn Hai)

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

Rầy chổng cánh có khả năng sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, thành trùng có thể tồn tại được ở nhiệt độ lạnh - 4oC và cả vùng khí hậu nóng và khô của Sa mạc Rajasthan và Ả Rập Saudi (Aubert, 1987 và 1999). Rầy này có thể phát triển trong điều kiện khí hậu ẩm xích đạo với mật số cao trong suốt thời gian khô hạn (Shamshudin và Quilici, 1991). Tại Việt Nam, Rầy chổng cánh cũng được ghi nhận hiện diện  trên nhiều vùng trồng cây có Múi ở cả miền Bắc lẫn miền Nam và  tại ÐBCL, rầy hiện diện suốt năm. 

Trong điều kiện tự nhiên, khoảng  4- 5 ngày sau khi vũ hóa, thành trùng bắt cập, thường ngay sau khi bắt cập, con cái đẽ trứng. Trứng thường được đẽ vào ban ngày, thành từng khối hay từng nhóm 2,3 hàng trong các nách lá hoặc trên các đọt lá non, đặc biệt là trong các lá non còn xếp lại. Thành trùng thường chích hút ở mặt dưới của lá, dọc theo gân chính. Con cái có thể đẽ khoảng 200- 800 trứng  (Aubert B. và S. Quilici, 1983), liên tiếp trong 2 tháng. Thời gian ủ trứng kéo dài từ  2-11 ngày (tùy mùa) ( Khan KM., Radke SG. và Borle MN., 1989). 

Tại Ấn Ðộ, Khan KM., Radke SG. và Borle MN (1989) ghi nhận giai đoạn ấu trùng gồm 5 tuổi, kéo dài từ 12-22 ngày. Thời gian sống của thành trùng là 14 ngày. Tại quần đảo Reunion, giai đoạn ấu trùng kéo dài từ 16-18 ngày khi điều kiện thời tiết thích hợp, thời gian này sẽ gia tăng đến 45 ngày nếu nhiệt độ giảm thấp (Aubert B. và S. Quilici - 1983). Âúu trùng mới nở thường nằm cố định tại chổ để chích hút trong 1,2 ngày, sau đó di chuyển sang chỗ khác để chích hút. Sang T5, ấu trùng thường di chuyển xuống phần dưới của lá để lột xác thành con thành trùng. Thành trùng rất hoạt động, có thể nhẩy rất nhanh khi bị động. Ấu trùng rất ít di động, thường sống tập trung thành từng nhóm trên chồi non, ấu trùng chỉ di chuyển khi bị khuấy động. Tại ÐBSCL, chu kỳ sinh trưởng của D. citri kéo dài khoảng 20 ngày, có thể có từ 12-14 thế hệ/năm. 

Tại  Ấn Ðộ tùy theo vùng có thể có 8-16 thế hệ trong một năm. Thành trùng có tuổi thọ rất cao, con cái thường sống lâu hơn con đực, về mùa Ðông có thể sống đến 190 ngày (Atwal,1996) tuy nhiên về mùa hè thời gian sống chỉ biến động trong khoảng 12-26 ngày. Sự biến động quần thể chủ yếu dựa vào các thời điểm ra đọt non vì  Rầy chổng cánh gần như chỉ đẽ trên các chồi non.

 CÁCH GÂY HẠI 

Khi mật số cao, sự  chích hút của Rầy (thành trùng và ấu trùng) làm cho chồi bị khô, rụng lá,  gây hiện tượng khô cành, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra trái. Mật ngọt do Rầy chổng cánh tiết ra có thể tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên của vùng ÐBSCL, mật số của Rầy thường thấp trên Cam, Quít nên chưa ghi nhận được các hiện tượng gây hại như vừa nêu trên. Mật số cao thường chỉ được ghi nhận trên Chanh. 

Sự gây hại quan trọng nhất của Rầy chổng cánh hiện nay tai ÐBCL là truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh Greening cho  các cây thuộc nhóm Cây ăn trái có Múi. Và chính do khả năng này mà Rầy chổng cánh trở thành một đối tượng dịch hại nguy hiểm nhất hiện nay cho nhiều vùng trồng cây có Múi trên thế giới và cả Việt Nam. Bằng cách chích hút trên những cây bị nhiễm bệnh và sau đó khi tiếp tục tấn công trên những cây không nhiễm bệnh, Rầy chổng cánh sẽ truyền bệnh cho cây này qua kim chích hút  và qua nước bọt do vi khuẩn Liberobacter asiaticum có thể lưu tồn và nhân mật số trong tuyến nước bọt của Rầy chổng cánh.

THIÊN ĐỊCH

Trong điều kiện tự nhiên của nhiều vùng tại Ðông Nam Châu Á, thành phần thiên địch của  Rầy chổng cánh rất phong phú, quan trọng nhất là các loại ong ký sinh Tamarixia radiata và các loài Diaphorencyrtus. T. radiata  đã được du nhập vào quần đảo Reunion  vào năm 1978 và sau đó vào quần đảo Mauritius để phòng trị Rầy Chổng Cánh. Trên hai quần đảo này, T. radiata đã phát huy tác dụng tốt, đã khống chế đượcD. citri và từ đó đã  ngăn ngừa được bệnh  Greening một cách rất có hiệu qủa. Tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên của nhiều vùng trên thế giới, loại T.radiata thường bị ký sinh bởi một số loại ký sinh bậc 2, điều này đã làm hạn chế đáng kể vai trò ký sinh của T.radiata. 

Tại Ðồng Bằng Cửu Long, một số công trình nghiên cứu của Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ đã ghi nhận, Kiến vàng Oecophylla smaragdina có khả năng hạn chế cao sự bộc phát của Rầy chổng cánh.

Kết quả điều tra trên 120  vườn Cam quít thuộc các tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang và Vĩnh Long ghi nhận trên những vườn có nuôi Kiến vàng (mật số phong phú), Rầy chổng cánh rất ít hiện diện và trên những vườn này tỷ lệ nhiễm bệnh Greening cũng rất thấp so với những vườn không có sự hiện diện của Kiến Vàng.  


Ong ký sinh rầy chổng cánh

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ  

Mặc dù trong điều kiện tự nhiên, thiên địch có thể khống chế một cách đáng kể mật số của Rầy chổng cánh nhưng do nhóm này có khả năng truyền bệnh Greening nên việc phát huy vai trò thiên địch nhằm  bảo đảm cho khả năng không bị nhiễm bệnh là điều không đơn giản vì với một mật số rất thấp, Rầy chổng cánh vẫn có khả năng truyền bệnh. Từ những thực tế đó, biện pháp phòng trị Rầy chổng cánh phải là một biện  pháp đồng bộ. Sau đây là hiệu quả của một số biện pháp phòng trị đã được nghiên cứu và ghi nhận: 

Hiệu quả của một số loại thuốc hóa học:

Các khảo sát của Dahiya KK; Lakra RK; Dahiya AS. và Singh SP. (1994) tại Ấn Ðộ ghi nhận: các loại thuốc như Dimethoate, Monocrotophos (đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam), Phosphamidon, Decamethin và Fenvalerate có hiệu quả tốt đối với Rầy chổng cánh hơn là Cypermethrin, Chlorpyrifos, Dichlorvos, Endosulfan, Oxydemeton-methyl và Quinalphos. Tuy nhiên tất cả các loại thuốc thử nghiệm đều làm giảm đến 90% mật số Rầy chổng cánh sau 7 ngày sử lý thuốc. Tại ÐBCL, một số loại thuốc sau đây cũng đã được khuyến cáo sử dụng: Bassa, Applaud, Trebon, Supracide. 

Hiệu qủa của dầu khoáng:

Hiệu qủa của dầu khoáng PS (Petrolium oil) cũng đã được ghi nhận  tại Quảng Châu, Quảng Ðông (Trung Quốc): khi gia tăng nồng độ lên từ 0,25-1,0%, có sự giảm mật số D. citri (ở các tuổi) theo nồng độ, sự giãm này được biểu thị bằng đường thẳng tuyến tính Ấu trùng  T1 và T2 mẫn cảm nhất đối với Dầu khoáng PS (Rae DJ.; Liang WG.; Watson DM.; Beattie GAC và Huang MD. (1997). 

Một số biện pháp tổng hợp để phòng trị Rầy chổng cánh:

- Loại bỏ nguồn bệnh ra khỏi vườn bằng cách nhổ bỏ những cây đã bị nhiễm.

- Trồng giống cây sạch bệnh

- Tỉa cành và bón phân thích hợp để điều khiển các đợt đọt non ra tập trung để dễ theo dõi và dễ phát hiện sự hiện diện của Rầy chổng cánh

- Nếu có thể nên trồng cây chắn gió chung quanh vườn để hạn chế sự lây lan  của Rầy chổng cánh từ nơi khác đến.

- Không nên trồng các loại cây kiểng như Cần Thăng, Nguyệt quới, Kim Quít trong vườn.

- Nuôi Kiến Vàng Oecophylla smaragdina.

- Vào các đợt ra lộc non, sử dụng bẩy mầu vàng để phát hiện sự hiện diện của thành trùng nhằm kịp thời đối phó với Rầy chổng cánh. Cứ  cách 5 cây (trên hàng) đặt 1 bẩy( IPM  Thai-Germen Team,1996). Khi phát hiện thành trùng, có thể sử dụng các loại thuốc hoá học hoặc dầu khoáng (Caltex-Oil/DCO Trion  hoặc DC-Tron Plus (C24) ở nồng độ 0,5%) để phòng trị.

- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu  (chỉ sử dụng khi thật cần thiết) nhằm phát huy thiên địch trong điều kiện tự nhiên của các vườn Cam quít.

Tỉa cành , bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sư lây nhiễm liên tục trong năm. 

Phòng trị hóa học : 

Trên các thử nghiệm ngoài đồng tại Nagpur, Maharashtra, Ấn Ðộ, Katole và ctv (1993) ghi nhận  Phosphomidon và Dimethoate  có hiệu qủa phòng trị tốt sâu vẽ bùa . Và theo Jerraya A., S.Kheder Boulahia 1997 thì Acétamide sử dụng với liều lượng 6-10 g a.i./hl tỏ ra có hiệu qủa tương đương với Imidaclopride sử dụng ở liều lượng 12 ga.i./hl trong cùng một điều kiện sử dụng . Hiệu qủa của 2 loại thuốc này kéo dài trong khoảng 15 ngày và như vậy có thể bảo vệ được giai đoạn mẫn cảm của cây. Tác động của 2 loại thuốc này đối với thiên địch (nhóm ký sinh) cũng tức thời có nghĩa là sau khi phun thuốc mật số của thiên địch giảm (có thể do mật số của ký chủ bị giảm), tuy nhiên chỉ sau 4 tuần sau khi phun thuốc, mật số thiên địch lại khôi phục như lúc ban đầu . 

Bên cạnh đó thì hiệu qủa của Condifor cũng đã được Puiggros và ctv ghi nhận (1995) (Boulahia S. Kheder  trích dẫn 1996),  Confidor, tương tự như Abamectin và Dimilin, vẫn còn hiệu qủa sau khi sử dụng thuốc 7 ngày, và nếu hổn hợp với 1% dầu ( Pena,1994) hiệu qủa có thể kéo dài đến  27 ngày. (White và ctv 1995, Barrera và ctv 1995).Boulahia S. Kheder( 1996)  trong một thí nghiệm thực hiện tại Tunisie  cũng ghi nhân trong 3 loại  thử nghiệm: Confidor, Evisect S và dầu khóang Oleostec  thì  Condifor tỏ ra có hiệu qủa rất cao so với 2 loại kia, có thể gây ra tử vong cho SVB đến 82,55%, trong khi đó tỷ lệ tử vong gây ra bởi 2 nhóm  kia ì 66,46% và 61,72%.   

Sử dụng Dầu khoáng : 

- Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu qủa của dầu khoáng đối với sâu vẽ bùa cũng đã được khẳng định tại nhiều nơi trên thế giới. Theo Samuel Vallée, 1996, các loại dầu khóang tỏ ra có hiệu qủa cao và trên 10 năm qua, dầu khoáng đã được sử dụng và đã  tỏ ra có hiệu qủa tại nhiều nước như USA, Uïc, Tây Ban Nha.

Theo Samuel Vallée sử dụng dầu khóang tỏ ra có lợi  do: 

*- Ít độc đối với động vật có xương sống và những sinh vật  không gây hại, không độc đối với con người.

*-  Phân huỷ nhanh, không để lại dư lượng trong môi trường. Tác động của thuốc được thể hiện qua 3 khía cạnh: phun trên lá, dầu khoáng sẽ hình thành một lớp dầu mỏng trên lá làm ngăn cản sự đẻ trứng của thành trùng, nếu sử dụng dầu khoáng sau khi SVb đả đẽ trứng  dầu sẽ làm trứng chết .
*-  Nếu sử dụng phối hợp với thuốc trừ sâu , tác động sẽ mạnh hơn trên ấu trùng và dầu khóang sẽ dễ dàng xâm nhập vào biểu bì của lá để tác động đến sâu nằm phía dưới đó. 

Tuy nhiên do tính lưu tồn kém, nên phải sử dụng nhiều lần, đưa đến tình trạng là phải sử dụng thuốc nhiều lần và như vậy việc sử lý sẽ  có thể không có hiệu qủa kinh tế  (Samuel Vallée, 1996).

Một số khuyến cáo về biện pháp phòng trị sâu vẽ bùa tại ÐBCL: 

Nuôi Kiến Vàng Oecophylla smaragdina.   

 
(nguồn: Trần Văn Hai)

Chỉ sử dụng các loại dầu khoáng hay thuốc hóa học để phòng trị Sâu vẽ bùa khi tỷ lệ lá bị nhiễm nhiều hơn 10%.  Ðối với thuốc hóa học , có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu gốc Lân hoặc gốc Cúc để phòng trị, tuy nhiên cần nhớ sâu vẽ bùa có thể bộc phát tính kháng đối với thuốc, đặc biệt là đối với nhóm cúc tổng hợp, vì vậy khi sử dụng thuốc cần luân phiên các thuốc có gốc hóa học khác nhau và do tập qúan gây hại của sâu là ăn lòn trong lá nên thuốc không dễ tác động ngay đến sâu , sau khi phun thuốc cần kiểm tra theo dõi để xác định hiệu qủa, nếu mật số sâu còn cao hơn 10% cần tiếp tục phun lần thứ hai vào 14  ngày sau khi phun lần thứ nhâtú.  Tuy nhiên do vai trò thiên địch rất cao trong việc khống chế sâu vẽ bùa, khi quyết định phun thuốc cần xác định , song song với việc xác định tỷ lệ lá bị nhiễm , cần xác định tỷ lệ sâu bị ký sinh, nếu tỷ lệ sâu bị ký sinh trên 30% thì không nên phun thuốc.


Tổng số điểm của bài viết là: 5.0
Từ khóa: Rầy chổng cánh

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0