2:38 PM , 25

Trang nhất » Sâu Bệnh Thời Vụ » Trên Cây ăn quả

Nhện vàng Phyllocoptruta oleivora (Ashmead)

4:53 PM, 2013-04-21

Nhện vàng  Phyllocoptruta oleivora (Ashmead)Họ: Eriophyidae - Bộ: Acari

Tên khoa học khác: Eriophyes oleivorusPhyllocoptes oleivorusTyphlodromus oleivorus.

TÌNH HÌNH PHÂN BỐ VÀ KÝ CHỦ  

Ðược ghi nhận tại hầu hết các vùng có khí hậu ấm trên thế giới như Ý Ðại Lợi, Malta, Yugoslavia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Ðộ, Cyprus, Iran,  Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Jordan, Lebanon, Mã Lai, Phi Luật Tân, Syria, Thái Lan, Việt Nam, Châu Phi, Bermuda, Brazil, Chile, Colombia, Cuba, Ecuador, Guatemala, Jamaica, Mexico, Peru, Puerto Rico, Trinidad,Tobago, Uruguay, Hoa Kỳ và  New Zealand. 

Gây hại chủ yếu trên Cam, Chanh, Quít, ngoài ra cũng được ghi nhận trên cây Fortunella, Bưởi (Citrus grandis), Hoàng Bì (Clausena lansium).

ÐẶC ÐIỂM HÌNH THÁI

Thành trùng đẻ trứng vào những phần lõm trên trái và trên bề mặt lá. Ðiều kiện nóng và ẩm rất thích hợp cho sự phát triển của Nhện vàng. Kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Phương và Nguyễn Văn Ðỉnh (2000) ghi nhận: thời gian phát triển thay đổi tùy theo điều kiện nhiệt độ môi trường, chu kỳ sinh trưởng dài (13,88 ± 0,22 ngày) ở nhiệt độ 25oC, trái lại  ở nhiệt độ 30oC, chu kỳ sinh trưởng chỉ kéo dài khoảng 8,24 ± 0.21. Thời gian ủ trứng kéo dài khoảng 3 ngày. Thời gian sống của thành trùng Cái ở 2 điều kiện nhiệt độ 25 oC  và 30 oC lần lượt là 25,07 ± 1,32 và 17,5 ± 0.89  ngày và của thành trùng Ðực là  20,40 ± 1,10 và 13,41 ± 0,95 ngày. Số lượng trứng đẻ cao nhất vào ngày thứ 4 và thứ 5 sau khi đẻ trứng lần đầu tiên. Thành trùng Cái  đẻ khoảng 20 trứng.  


Thành trùng, ấu trùng và trứng vàng

CÁCH GÂY HẠI VÀ TRIỆU CHỨNG 

Ðây là loài Nhện gây hại quan trọng nhất hiện nay trên  Cam, Quít, Chanh tại ÐBSCL. Kết qủa điều tra trên Quít Tiều tại Huyện Lai Vung (Ðồng Tháp) vào tháng 8 (năm 2000) ghi nhận trên nhiều vườn , mật số Nhện lên rất cao, hàng ngàn con/trái, gây hại trầm trọng đến năng suất và giá trị thương phẩm của trái. Nhện có thể gây hại trên trái, lá và cành nhưng gây hại quan trọng nhất  trên trái. Nhện gây hại từ khi trái vừa mới tượng cho đến khi thu hoạch, tuy nhiên Nhện tập trung mật số rất cao trên trái non. Gây hại bằng cách cạp và hút dịch của vỏ trái, tập trung nhiều trên  phần vỏ trái hướng ra phía ngoài tán lá (trảng). Sự ăn phá của Nhện trên vỏ trái  làm trái bị nám và có hiện tượng Da lu (mầu nâu, nâu đen, hoặc  mầu đồng đen ) và da cám (vỏ hơi bị sần sùi hoặc không không trơn láng, mầu nâu xám, xám trắng hoặc xám bạc. Khi mật số Nhện cao, vỏ trái và lá như bị phủ một lớp lông sần sùi. Trái bị gây hại thường có vỏ dầy hơn bình thường và có kích thước nhỏ hơn các trái không bị gây hại. Khi mật số cao, Nhện vàng cũng gây hại trên lá và cành non. Do chu kỳ sinh trưởng rất ngắn nên Nhện Vàng có khả năng bộc phát rất nhanh.   

   
Triệu chứng trái bị nhện vàng gây hại 
(nguồn: Trần Văn Hai)

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ  

Trong điều kiện tự nhiên, nhóm Nhện gây hại cũng bị rất nhiều loài thiên địch  tấn công  nên mật số của chúng thường  không cao, tuy nhiên việc sử dụng thường xuyên các thuốc hóa học có phổ rộng đã tiêu diệt nhiều loài thiên địch của Nhện gây hại, điều này sẽ đưa đến sự gia tăng mật số và sự bộc phát của Nhện. Nhiều loại thuốc hóa học khi sử dụng liên tục sẽ gây hiện tượng lờn thuốc trên Nhện. Bên cạnh đó, một số loại thuốc còn có khả năng làm gia tăng mật số Nhện gây hại qua việc kích thích sự sinh sản của Nhện hoặc cũng có thể thuốc đã làm thay đổi các đặc tính sinh lý của cây ký chủ. Ngoài biện pháp hoá học, nhiều biện pháp sinh học cũng được áp dụng như sử dụng các Nhện thiên địch thuộc họ Phytoseiidae (Euseius finlandicus, Amblyseius potentillea, A. surirskii, A. aberrans, Phytoseiulus plumifer, Typhlodromus cotoneastri).  

Những biện pháp canh tác, phân bón  cũng  ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các quần thể Nhện. Trong những vườn giầu chất dinh dưỡng, mật độ Nhện thường cao hơn những vườn nghèo dinh dưỡng (Minh Nguyệt, 1990).

Có thể sử dụng thuốc hoá học khi mật số Nhện đạt 3 con thành trùng /lá hoặc trái.

Sử dụng các loại thuốc đặc trị Nhện, các loại thuốc trừ Sâu gốc Cúc hoặc Lân hữu cơ kết hợp với Dầu khoáng. Ðể ngăn chặn sự bộc phát tính kháng thuốc, khi sử dụng thuốc hóa học cần luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau. Có thể sử dụng các loại thuốc như Comite, Trebon, Pegasus, Bi 58, Phosalone, Kelthane, Zineb, Danitol...... (theo liều lượng khuyến cáo) và Dầu khóang DC-Tron Plus (C 24) (nồng độ 0,5%) hoặc Zineb 0,2% để phòng trị. 

Tuy nhiên do tính lưu tồn kém, nên phải sử dụng nhiều lần, đưa đến tình trạng là phải sử dụng thuốc nhiều lần và như vậy việc sử lý sẽ  có thể không có hiệu qủa kinh tế  (Samuel Vallée, 1996).


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0
Từ khóa: Nhện vàng

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0