2:10 PM , 19

Trang nhất » Hỏi Đáp ? » 2012 » Tháng chín » 26

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÂY LÚA KHỎE CÓ ĐỒNG TO VÀ TỈ LỆ HẠT CHẮC CAO?

11:39 PM, 2012-09-26

 

 

 

 

 

 

Làm thế nào để cây lúa khỏe có đồng lúa to, tỉ lệ hạt chắc nhiều để cuối vụ đạt năng suất cao luôn là mong muốn của nhiều nhà nông. Theo tính toán thì năng suất lúa được quyết định bởi số bông trên một mét vuông, số hạt chắc trên bông và trọng lượng ngàn hạt. Lâu nay, các nhà khoa học vẫn luôn khuyến cáo bà con khi chọn những giống lúa cho năng suất cao phải chú ý phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương để góp phần tạo nên cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ, ít sâu bệnh và không đỗ ngã. Trong quá trình canh tác có thể áp dụng kỹ thuật rút nước sớm, bón phân sớm để cây lúa đẻ chồi sớm và tập trung, cho nhiều chồi hữu hiệu để từ đó sẽ cho nhiều bông cái. Có hai mốc thời gian quan trọng như sau:
 

Bón phân đợt hai: nên bón sớm vào khoảng 18-22 ngày sau sạ để cây lúa tập trung đẻ nhánh sớm, sau đó khoảng một tuần thì cây lúa đã hấp thụ hết phân thì tiến hành cắt nước (vụ ĐX thì có thể cắt nước khoảng 5-7 ngày, nhưng vụ HT thì khoảng 2-3 ngày, chú ý không nên để mực nước thấp hơn tầng sinh phèn). Mục đích của việc cắt nước nhằm tạo điều kiện cho rễ lúa đâm sâu xuống đất hạn chế đổ ngã về sau, đồng thời cũng tháo bớt những chất độc được tích lũy trong đất. Khi đó những chồi mọc trước sẽ hấp thụ phân bón tốt phát triển mạnh khỏe trở thành những chồi chính, sau này sẽ cho bông cái đây là những chồi hữu hiệu. Những chồi mọc sau, không hấp thu được phân bón thì sẽ tự thui đi gọi là những chồi vô hiệu.

Bón phân đón đòng: rất khó để biết chính xác thời điểm bón phân đón đòng của từng giống lúa, cho nên cách dễ nhất là xé đòng ra xem thử nếu thấy có một lóng rưỡi, thì ở lóng thứ hai đã có nhú đòng đòng đất (có người gọi là tim đèn, hoặc là ngòi viết) màu trắng, khoảng 1mm thì đó là thời điểm thích hợp để bón phân đón đòng. Thời điểm bón nuôi đòng ảnh hưởng đáng kể đến dịch hại giai đoạn cuối vụ và năng suất: nếu bón sớm phân đạm rất dễ thất thoát, nhiều sâu bệnh; bón trể thì lúa thiếu dinh dưỡng cần thiết để tạo nên gié và hạt.

Chia sẻ trong việc bón phân đón đồng của một nông dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây lúa là: Lê Minh Hoàng, địa chỉ ấp Vĩnh Thắng, xã Vĩnh Khánh, Thoại Sơn, An Giang cho biết: theo ông thì đến giai đoạn khoảng 35-45 ngày tùy theo giống thì bón đón đòng tức là khi giai đoạn này khi nào thấy đa số chồi lúa lá đòng mà nơi gần chót lá có điểm thoắt eo là thời điểm thích hợp nhất bón phân đón đòng (thời điểm bón lần hai) mỗi một chồi lúa có một lá thoắt eo.
 
Hiện tại ruộng này đang áp dụng quy trình sử dụng phân bón khuyến cáo của công ty Sitto VN với công thức bón phân cho 1000m2 như sau: 10 NSS: bón 12kg Zoorea F1, 22 NSS: bón 13 kg SITTO PHAT 20-20-15-3SiO2+TE, 42 NSS:bón 13 kg SITTO PHAT 16-08-16-12SiO2+TE; ở ruộng này khi lúa được khoảng 36 ngày tuổi thấy có bắt đầu có những điểm thoắt eo trên lá, đến nay lúa được 45 ngày tuổi, bón đón đòng lúc lúa 42 ngày tuổi.
 
Ngoài những chất dinh dưỡng đa lưỡng như N, P­2O5, K2O thì công thức phân trên bổ sung thêm Silic và trung vi lượng giúp cây lúa cứng cáp hơn, hấp thu dưỡng chất mạnh hơn và khả năng chống chịu tốt…Đến nay cây lúa sinh trưởng rất khỏe, chưa thấy xuất hiện bệnh, cũng như sâu rầy không đáng kể, lá giữ màu xanh rất lâu, rễ lúa phát triển nhiều mạnh…. Dự kiến với điều kiện phù hợp như thế này ước tính vụ ĐX 2010-2011 năm nay sẽ cho năng suất cao, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Th.s Nguyễn Minh Trí

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Lịch

«  Tháng chín 2012  »
Cn234567
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0