Hàm lượng tinh bột trong củ rất lớn, vì vậy khi nhân giống, khi củ còn nằm trong đất, mầm chuối chưa mọc lên thì vấn đề cần phải chú ý trước tiên là chống thối củ (nhất là khi củ càng bổ nhỏ ra nhiều mảnh); kéo dài thời gian củ không bị thối sẽ có tác dụng nâng cao tỉ lệ nảy mầm của củ.
Ta chống thối củ cho củ bằng các biện pháp sau đây:
- Sau khi bổ củ có thể chấm vào tro để các vết cắt mau khô, sớm hình thành một lớp sẹo ngoài, chống nấm và vi khuẩn xâm nhập.
- Xử lý bằng thuỷ ngân clorua (Hgcl2) nồng độ 0,1 - 0,5% trong thời gian 20 - 40 giây. Ngâm toàn bộ các mảnh của củ chuối vào dung dịch Hgcl2, sau đó với ra để khô giáo đem giâm.
- Xử lý bằng thuốc boocđô nồng độ 1%, thời gian từ 1 - 5 phút, sau đó vớt ra để khô ráo rồi đem giâm.
Các biện pháp xử lý bằng thuốc hoá học đều nhằm làm cho các tế bào mặt cắt sớm hình thành một lớp sẹo (những tế bào ở ngoài có thể bị chết) ngăn chặn sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn vào củ, mặt khác có tác dụng tiêu diệt nấm và vi khuẩn ở xung quanh mảnh giâm do hạn chế được tỷ lệ hư thối.
Để giảm tỉ lệ hư thối ta cũng cần chú ý vấn đề thời vụ giâm củ, làm sao tránh vào thời kỳ nắng gắt, mưa rào nhiều. Thời vụ giâm củ tốt nhất là hai vụ sau đây:
Vụ thu: 15 - 9 đến 15 - 10
Vụ xuân: 15 - 3 đến 15 - 4
Ở Trung Quốc thấy thời vụ tốt nhất là tháng 10, lúc này tỉ lệ nảy mầm đạt cao nhất.
Ngoài những vấn đề trên, ta cũng cần chú ý đến kỹ thuật làm đất và chăm sóc vườn ươm, để củ dễ dàng nảy mầm.
Nguồn tin: (Hỏi đáp về trồng và chăm sóc cây ăn quả)
Bài cũ hơn