Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, hiện cao su là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau gạo).
Riêng năm 2006, cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam (bao gồm cảnguồn cao su thiên nhiên nhập khẩu từ các nước láng giềng) đã đạt sản lượng gần 708.000 tấn, với tổng giá trị xấp xỉ 1,3 tỷUSD. Bên cạnh đó, việc phát triển cây cao su còn góp phần xây dựng và mở mang các vùng kinh tế mới, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Năng suất trung bình cao su trong cả nước khoảng 1,73 tấn/ha, tương đương với năng suất cao nhất của Ấn Độ. Nhiều công ty cao su như Công ty Cao su Lộc Ninh năng suất trung bình lên tới 2,1 tấn/ha, Công ty Cao su Tây Ninh đạt 2,3 tấn/ha....
Việc áp dụng các biện pháp thâm canh để tăng năng suất cũng góp phần làm nhiều sâu bệnh đã bùng phát thành dịch hại nguy hiểm, gây giảm năng suất mủ đáng kể ở các vùng trồng cao su chính trong cả nước. Một trong các đối tượng gây hại phổ biến và làm giảm năng suất rõ rệt là bệnh phấn trắng do nấm Oidium heveaeSteinm. Để đáp ứng đòi hỏi của sản xuất chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu bệnh phấn trắng trên cây cao su ở tỉnh Bình Phước, Đắk Lắk và Quảng Trị.
Thông tin chi tiết: http://iasvn.org/upload/files/L1D2K8YW7UKQNC%20-%20Doan%20Thi%20Thanh.pdf
Nguồn: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam
Bài cũ hơn