5:01 AM , 20

Trang nhất » Làm Kinh Tế » 2012 » Tháng mười hai » 22

Gia Lai: Làm giàu từ rừng

6:28 PM, 2012-12-22


Gia Lai là một tỉnh có thế mạnh về rừng với diện tích rừng 719.478 ha, trong đó có 54.602 ha rừng trồng. Những năm qua, Nhà nước đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân sống gần rừng được hưởng lợi từ rừng. Thực tế, kinh tế rừng đã giúp nhiều hộ dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có cuộc sống ổn định và giàu lên một cách bền vững.

 

Người dân được hưởng lợi từ những chủ trương đúng đắn

 

Từ 5 năm về trước, Chính phủ đã có chủ trương cho người dân hưởng lợi từ rừng thông qua việc nhận khoán bảo vệ rừng, khai thác lâm sản phụ dưới tán rừng, giúp người dân có thu nhập chính đáng góp phần ổn định cuộc sống, giảm thiểu tình trạng xâm hại rừng trái phép. Cụ thể hóa các chủ trương trên, UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt phương án khoán rừng cho 4 công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp: Kông Chiêng, Kông Hde, Ia Pa, Ka Nak và Ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư Sê với tổng diện tích 5.492 ha. UBND tỉnh đã giao khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 304 với tổng diện tích 40.414 ha. Giao khoán trên 1.489 ha đất rừng sản xuất theo Nghị định 135 và giao bảo vệ rừng theo chương trình 5 triệu ha rừng với mức bình quân khoán 74.343 ha/năm cho khoảng 2.480 hộ sống gần rừng. Đặc biệt, 13.599 ha rừng phòng hộ, đặc dụng trong dự án 5 triệu ha rừng được bố trí vốn tiếp tục để chăm sóc, bảo vệ rừng. Đầu tư khoanh nuôi, tái sinh kết hợp trồng rừng bình quân hơn 6.456 ha/năm. Nhờ sự đa dạng vốn rừng đã mở ra cơ hội làm giàu từ kinh tế rừng cho các hộ dân sống gần rừng.

 

Ngoài dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, tỉnh Gia Lai còn kết hợp với nhiều dự án trồng rừng khác như: quy hoạch kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2011-2020, xây dựng phương án điều chế rừng, phương án quản lý rừng bền vững… phát huy hiệu quả góp phần phủ xanh đồi núi trọc, nâng độ che phủ của rừng. Đồng thời, giúp cho người dân sống gần rừng có thêm nguồn thu nhập, giải quyết việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu từ kinh tế rừng một cách bền vững.

 

Đã thực sự làm giàu từ rừng

 

Tại huyện Chư Pah, người dân trồng được 1.000 ha bời lời đỏ, trong đó tập trung chủ yếu ở các xã: Ia Phí, Ia Khươl, Ia Mơ Nông, Hòa Phú và thị trấn Phú Hòa. Hiện có khoảng 100 ha cho thu nhập lên đến hơn 10 tỷ đồng/năm. Gia đình anh Rơ Chăm Hlíu ở làng Pok, xã Ia Khươl có 8 ha bời lời đỏ, mỗi năm anh khai thác và bán cho tư thương 1 ha với giá từ 130 triệu đồng đến 160 triệu đồng; Hộ anh Rơ Chăm Khinh, làng Yăng 2, xã Ia Phí cũng trồng gần 4 ha, lần thu hoạch đầu tiên gia đình anh bán 2 ha bời lời cũng cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng…

 

Đến khu rừng bạch đàn của ông Trương Văn Hùng và nhiều hộ dân khác thuộc địa bàn xã Cư An, huyện Đăk Pơ đã thấy rừng cây phủ xanh một góc đồi. Nhìn cánh rừng bạch đàn 6 năm tuổi xanh tốt hứa hẹn cho nguồn thu nhập khá. Những năm đầu, gia đình ông Hùng đưa cây sắn vào trồng xen để hạn chế cỏ dại, đồng thời có thêm nguồn thu để đầu tư chăm sóc cây bạch đàn. Ông Hùng tính, trung bình 1 ha rừng trồng 1.600-1.800 cây, chi phí đầu tư thấp, sản lượng gỗ thu được bình quân 50-60 m3; lần khai thác này, sau khi trừ chi phí đầu tư mỗi ha ông lãi 60-70 triệu đồng.

 

Tại vùng đất phía Đông tỉnh Gia Lai, nhiều triền đồi bạc màu sỏi đá đã được người dân biến thành những cánh rừng bạch đàn, keo lai, bời lời đỏ xanh tốt. Lợi ích kinh tế thiết thực từ trồng rừng mang lại lan tỏa đến các huyện khác trong tỉnh nâng tổng diện tích rừng nhân dân tự trồng tại các địa phương này đạt con số gần 20.000 ha, cung cấp sản lượng gỗ nguyên liệu bình quân từ 80.000 - 95.000 m3 gỗ cho Nhà máy MDF và các cơ sở chế biến gỗ tinh chế trong và ngoài tỉnh; giá trị đạt từ 31,2 - 34,71 tỷ đồng. Giá trị này sẽ được tăng lên khi 34.659 ha rừng sản xuất trồng mới thuộc dự án 5 triệu ha rừng đưa vào khai thác.

 

Trồng rừng không những sản sinh nhiều triệu phú, tỷ phú mà độ che phủ rừng được nâng lên, góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu thiên tai. Đi cùng phong trào trồng rừng sản xuất, nhiều hộ dân trên địa bàn thị xã An Khê và một số địa phương khác đã tận dụng quỹ đất vườn nhà để xây dựng các cơ sở ươm cây giống cung cấp cho các hộ trồng rừng. Dịch vụ ăn theo từ trồng rừng cũng mang lại cho người dân nguồn lợi không nhỏ. Mặc dù nghề ươm giống cây lâm nghiệp được xác định là công việc làm thêm nhưng mỗi năm, người ươm cây giống cũng thu lãi thấp nhất từ 20 - 30 triệu đồng.


khuyennongvn.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Lịch

«  Tháng mười hai 2012  »
Cn234567
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0