5:45 PM , 19

Trang nhất » Tin Khuyến Nông » 2013 » Tháng một » 2

Biện pháp phòng chống rét cho cây trồng

7:25 PM, 2013-01-02
Nhu cầu nhiệt độ thích hợp cho hạt giống lúa và cây mạ sinh trưởng tốt là 28 – 32oC. Hạt lạc, đậu tương, ngô, ớt, đậu các loại 20 – 30oC. Nếu nhiệt độ ngoài trời giảm xuống dưới 13oC kéo dài sẽ làm các loại hạt giống rau, màu bị thối hỏng, cây mạ ngừng sinh trưởng thân, lá. Nhiệt độ thấp dưới 10oC, rễ mạ ngừng sinh trưởng, không hút được nước và phân; nếu kéo dài trong 7 – 10 ngày mạ, lúa mới cấy sẽ bị chết rét.
  1. Chống rét cho mạ xuân

Các biện pháp phòng chống rét cụ thể cho từng trà mạ như sau:

            Mạ xuân chính vụ: Nếu nhiệt độ thấp nhất trong ngày dưới 13oC kéo dài, cần phải tưới đủ ẩm (độ ẩm bão hòa), giữ mực nước trong ruộng 2 – 3cm ,rắc tro bếp một lớp mỏng (5kg/sào mạ) lên bề mặt luống mạ, dùng giấy nilon màu trắng, trong trùm kín cho mạ. Giấy nilon có thể phun lên khung tre uốn theo hình vòm cống, đảm bảo khoảng cách ở giữa luống mạ với nilon cao ít nhất 0,4 – 0,5 m. Sau khi hết đợt rét, nhiệt độ ngoài trời trên 15oC ta phải dỡ bỏ nilon ra ngay, để chuẩn bị cấy cho kịp thời vụ.

            Mạ xuân muộn: Gieo từ 15/1 – 15/2, trong thời điểm gieo mạ nếu rơi vào các đợt rét đậm của năm nay, để tăng tỉ lệ nảy mầm, tăng khả năng chống rét cho mạ có thể ngâm thóc giống trong dung dịch chế phẩm Vườn Sinh Thái nồng độ 0,03 % đến no nước; không gieo mạ trong những ngày nhiệt độ dưới 13oC kéo dài; cần bảo quản mầm mạ trong nhà kín, tưới nước đủ ẩm, phủ bao tải gai hay bao tải dứa tránh khô mầm (có thể bảo quản từ 5 -7 ngày); khi nào nghe dự báo thời tiết nhiệt độ trung bình trên 13oC mới gieo, đảm bảo diện tích mạ sinh trưởng tốt, không bị chết rét, bà con cần che phủ cho mạ bằng nilon trắng 100% diện tích đã gieo theo các phương pháp khác nhau (phương pháp gieo mạ ném, Tunel nền khô, Tunel nền ướt, Việt Nhật…), che nilon trên khung hình vòm cống, không che phẳng trên mặt luống mạ. Đối với mạ thâm canh không được bón thúc đạm, không mở nilon và đem mạ đi cấy khi nhiệt độ ngoài trời dưới 15oC. Nếu dược mạ quá xấu, cần cây mạ cao để cấy chân trũng cần phun qua lá cho mạ bằng các loại: chất tăng trưởng Vườn Sinh Thái 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày với nồng độ 5ml/15 lít nước/sào mạ. Chất tăng trưởng Vườn sinh thái với 18 loại acid amin đặc hiệu, các enzym hoạt hóa cần thiết cho sự sống được chiết xuất bởi công nghệ Nano tiên tiến từ tảo biển, các nguyên tố đa, trung, vi lượng cùng hệ thống vi sinh vật hữu ích giúp cho bộ rễ cây mạ phát triển mạnh mẽ, tăng khả năng chống chịu với sâu, bệnh hại và điều kiện thời tiết giá rét. Sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái cho mạ, lúa rút ngắn được thời gian sinh trưởng từ 7 – 10 ngày do đó cho phép thời vụ gieo, cấy lúa vụ xuân kéo dài thêm 7 – 10 ngày, điều đó rất có ý nghĩa trong tình hình hiện nay.

            Bà con cần chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn (vụ xuân 110 -120 ngày) như: T – H 33; TH34; LVN20; LVN 24; CN2; Lúa Nhật Japonica để gieo bù diện tích mạ nếu đợt đầu gieo bị chết, hoặc không đảm bảo đủ lượng mạ cho diện tích cấy. Thời vụ đồng bằng trung du Bắc Bộ gieo đến 25/2; vùng núi gieo đến 30/2, tuổi mạ 15 – 20 ngày.

  1. Phòng chống rét cho rau màu

Để giảm thiểu những thiệt hại do giá lạnh gây ra, bà con nông dân cần chú ý chăm sóc tốt rau, màu và có biện pháp phòng chống rét như sau:

Bón phân, tưới đủ nước, chăm sóc cho rau màu:

Bón phân cho rau, màu cân đối, bón nhiều Kali trong các đợt rét đậm, có tác dụng làm giảm độ nhớt trong chất nguyên sinh của tế bào chất (nhiệt độ thấp làm chất nguyên sinh trong tế bào gia tăng độ nhớt, đông đặc lại) giúp cho quá trình hoạt động sinh lý, sinh hóa trong cây được thuận lợi, hoạt động mạnh, cây hút được nước, dinh dưỡng tăng khả năng chống rét.

Những ngày có sương muối giá buốt dùng thùng ô doa hay vòi bơm tưới, phun trên mặt lá làm rụng, tan hạt sương tránh hiện tượng cháy lá khi có ánh nắng xuyên qua.

Cây lạc, đậu tương, ớt, ngô xuân chú ý nghe dự báo thời tiết, không gieo trồng trong những ngày giá rét nhiệt độ thấp dưới 13oC kéo dài cho dù thời vụ đã đến.

Các loại cây rau như: Hành hoa, ớt, các loại cây họ cà (cà chua, khoai tây xuân), rau họ cải (bắp cải, su hào, sup lơ…), và các loại rau khác cũng phải tưới đủ ẩm theo nhu cầu dinh dưỡng của từng cây trong những ngày rét đậm. Bón thêm phân kali, phân lân, giảm bón đạm để cây khỏe mạnh tăng cường khả năng chống rét.

Tỉa thưa hợp lý cành, nhánh (nhất là đối với cây cà chua), làm bộ tán thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại. Tiến hành thụ phấn nhân tạo, thụ phấn bổ sung cho các loại rau ăn quả (cà chua, bí đỏ…).

Phòng trừ kịp thời các loại dịch sâu, bệnh mới phát sinh, gây hại:

Cây rau: cà chua, khoai tây, ớt, hành hoa, bí đỏ, su hào, cải bắp… phòng trừ bệnh mốc sương, mốc xám, thán thư bằng thuốc nội hấp: Ridomin MZ 72WP nồng độ 0,2 – 0,3%, dung dịch Boocdo 1 – 1,5%... khi trời âm u, mưa phùn, khoảng 5 – 15 ngày phun/lần, tùy từng loại thuốc.


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Lịch

«  Tháng một 2013  »
Cn234567
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0