7:08 PM , 19

Trang nhất » Làm Kinh Tế » 2013 » Tháng tư » 20

Áp dụng TBKT bón phân dúi sâu cho lúa

2:40 PM, 2013-04-20

Hôm qua (6/12), tại TP Tuyên Quang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề "Áp dụng kỹ thuật bón phân viên nén dúi sâu trong cach tác lúa ở các tỉnh miền núi phía Bắc".

Các đồng chí Chẩu Văn Lâm, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang; TS Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đại diện một số Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ NN-PTNT, đại diện ngành nông nghiệp của 13 tỉnh miền núi phía Bắc và đông đảo cán bộ khuyến nông, bà con nông dân trong tỉnh Tuyên Quang về dự.

Sức lan tỏa lớn

Khai mạc diễn đàn, TS Phan Huy Thông nhấn mạnh, áp dụng kỹ thuật phân viên nén dúi sâu trong canh tác lúa được triển khai ở các tỉnh miền núi phía Bắc là TBKT mới cho hiệu quả khá ấn tượng. Sự lan tỏa nhanh chóng trên địa bàn các tỉnh, các xã vùng sâu, vùng cao thu hút nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia đó là sự thành công của dự án.

Thực hiện canh tác lúa bằng phân viên nén dúi sâu FDP do Tổ chức CODESPA (Tây Ban Nha) tài trợ (gọi tắt là dự án FDP), không có chính sách hỗ trợ, nhưng thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia tạo chuỗi giá trị của quá trình SX. Từ việc cung cấp phân vô cơ, chế tạo thiết bị ép phân viên NK, cung ứng, người nông dân sử dụng, tất cả đều thu lại lợi nhuận.

Điều đáng ghi nhận là sau 2 năm thực hiện, số hộ dân phần lớn là đồng bào thiểu số và diện tích áp dụng tăng nhanh. Trong đó tỉnh Yên Bái đã có hơn 60.000 hộ áp dụng gần 10.000 ha; Tuyên Quang có trên 31.000 hộ làm gần 5.000 ha.$IMAGE1

Nông dân xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, ứng dụng phân nén dúi sâu trong SX lúa

Khác với nhiều chương trình, dự án FDP do khuyến nông Tuyên Quang thực hiện, là "đầu tư ít, hiệu quả nhiều". Chi phí sản xuất giảm 10 - 15%, nhưng hiệu quả thu lại tăng 15 - 20%. Theo đó giảm được tình trạng ô nhiễm môi trường do lượng đạm sau bón gặp mưa bị rửa trôi, ảnh hưởng đến môi trường nước, đất và không khí.

Sử dụng phân viên nén dúi sâu còn giảm sâu bệnh phát sinh do viên nén đảm bảo lượng phân vô cơ cân đối. Việc thực hiện bón 1 lần cho cả vụ SX tuy lần đầu thực hiện, nhưng được bà con hưởng ứng do thực hiện quy trình cấy vung mắt sàng 17x17 cm và bón hàng cách hàng, đơn giản dễ làm.

Giảm chi phí, tăng năng suất

Ghi nhận những kết quả đạt được của hệ thống khuyến nông, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, Chẩu Văn Lâm đã đánh giá, vụ xuân 2011, tỉnh đã "lôi kéo" 500 hộ tham gia, trong đó có 150 hộ nghèo ở 15 xã thuộc huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, được cấp ủy chính quyền cơ sở và các đoàn thể ủng hộ, đã có 1.111 hộ tham gia, trong đó có 950 hộ là đồng bào thiểu số và 362 hộ nghèo, diện tích áp dụng 80,3 ha sử dụng 17.785 kg phân viên nén NK.

Kết quả vụ đầu thật đáng mừng, số hộ tham gia tăng 2 lần, tỷ lệ hộ nghèo tham gia tăng 6,3 lần. Bước sang vụ mùa 2011, có 116 xã áp dụng, thu hút 3.540 hộ tham gia, trong đó 2.337 hộ đồng bào thiểu số, 1.435 hộ nghèo. Vụ mùa 2012 có 133 xã áp dụng, với 31.680 hộ tham gia, trong đó 18.225 hộ đồng bào thiểu số và 7.930 hộ nghèo, diện tích áp dụng lên tới 4.900 ha.

"Với Yên Bái, dự án được triển khai từ năm 2007 đến nay là bài học đúc rút kinh nghiệm cho chúng tôi triển khai ở Tuyên Quang. Chính vì vậy việc lan rộng và nhanh trong quá trình áp dụng không có nhiều ngạc nhiên.

Cái chính trong thời gian tới, dự án triển khai ở những huyện vùng cao Lâm Bình và Na Hang, đường sá đi lại khó khăn, nhất là vận chuyển phân viên nén trong mùa mưa. Tin tưởng rằng việc đúc rút thực tế qua 2 năm với 4 vụ gieo cấy, sự phối hợp của các tổ chức trên địa bàn sẽ nhanh chóng đưa dự án phủ hết 100% số xã trong năm 2013", ông Ricardo Fernandez Algora phát biểu.

Ông Lâm ghi nhận: Dự án FDP triển khai qua 4 vụ SX, số hộ sử dụng phân viên NK tăng lên gấp 3 - 4 lần vụ trước đó, diện tích lúa áp dụng tăng 61 lần so với khởi đầu của dự án ở vụ xuân 2011. Sử dụng phân viên nén dúi sâu đã giảm chi phí bón phân vô cơ, thuốc phòng trừ sâu bệnh và công lao động. Từ đó đã cải thiện điều kiện lao động cho nông dân, nâng cao hiệu quả SX nhờ tăng năng suất, sản lượng. Cùng với đó ô nhiễm môi trường trong đất, nước và không khí giảm đáng kể so với bón phân vãi truyền thống.

Anh Hoàng Văn Sơn, Trưởng bộ môn Dạy & rèn nghề, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nhấn mạnh, ưu thế nổi trội sử dụng phân nén dúi sâu NK cho cây lúa, đã giảm chi phí SX, cải thiện môi trường và mang lại hiệu quả. Từ kết quả trên, đến cuối năm 2012, có 29 tỉnh, thành trong cả nước áp dụng, trong đó Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa, Hà Giang và Bắc Kạn là những tỉnh sử dụng nhiều.

Ông Ricardo Fernandez Algora, Trưởng đại diện Tổ chức Codespa tại VN nhận xét, phân nén dúi sâu không phải là điều thần kỳ, mà đó thực chất là gói kỹ thuật gồm nhiều yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau. Từ khâu thâm canh mạ, làm đất, sử dụng mạ non, cấy thẳng hàng, đảm bảo mật độ, bón đúng lúc, đúng cách.

Noongnghep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Lịch

«  Tháng tư 2013  »
Cn234567
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0